Điều kiện kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 39 - 41)

B. NỘI DUNG

2.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và hệ thống chính trị

Với vị trí đặc biệt thuận lợi, trong những năm qua, thành phố Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng hệ thống chính trị. Ngày 24/9/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định công nhận thành phố Quảng Ngãi là đô thị loại II.

Về kinh tế: Kinh tế của thành phố đã có bước phát triển khá toàn diện. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2017 ước đạt 45.386 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) tăng 1,3 lần so với năm 2016. GRDP bình quân đầu người đạt 51,8 triệu đồng/ người, tương đương 2.231 USD/người; tổng giá trị gia tăng 13.197 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,79%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Trong đó, công nghiệp – xây dựng đạt 24.037,8 tỷ đồng ; khu vực dịch vụ đạt 13.198,0 tỷ đồng tăng 8,5%; Khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản đạt 8.150,2 tỷ đồng tăng 4,9%. Tổng sản phẩm trên địa bàn không tính sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt 30.342,1 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2016.

32

- Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 101.311,6 tỷ đồng. Trong đó, công nghiệp hóa dầu đạt 79.095,3 tỷ đồng giảm 11,5%; công nghiệp ngoài hóa dầu đạt 22.216,3 tỷ đồng, tăng 11,0% so với năm 2016.

- Thương mại – dịch vụ và giá cả thị trường: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 46.205,8 tỷ đồng, tăng 11,0% so với năm 2016, đạt 100,7% kế hoạch.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 14.517,4 tỷ đồng, tăng 5,0% so với năm 2016 và vượt 5,1% kế hoạch. Trong đó, nông nghiệp đạt 8.205,4 tỷ đồng, tăng 3,1%; lâm nghiệp đạt 825,4 tỷ đồng, tăng 8,4%; thủy sản đạt 5.486,7 tỷ đồng, tăng 7,6%.

Về văn hóa - xã hội: Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, thể thao ngày càng được nâng cao. Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới, chất lượng giáo dục có mặt được nâng lên; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, chủ trương xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Chính sách đối với người có công, công tác đền ơn, đáp nghĩa được thực hiện kịp thời; công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm được chú trọng. Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm và đạt kết quả khá; an sinh xã hội được đảm bảo. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao có bước phát triển tích cực, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai đến tận cơ sở; chất lượng công tác khám, chữa bệnh có chuyển biến tốt hơn. Công tác truyền thông dân số kết hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Về quốc phòng - an ninh: Thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, kiềm chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tội phạm, các tệ nạn xã hội, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân. Công tác quân sự quốc phòng được thực hiện tốt. Công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhìn chung đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Về xây dựng hệ thống chính trị: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng của địa phương được đẩy mạnh theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn thành phố được thực hiện

33

nghiêm túc. Qua đợt học tập đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tư tưởng, tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Từ đó, Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong việc vận dụng, làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường giữ gìn phẩm chất đạo đức, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và góp phần đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trên địa bàn thành phố nói riêng.

Như vậy, với những thành tựu đạt được như trên, có thể thấy trong những năm qua Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Quảng Ngãi đã luôn phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương vào chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Những kết quả đó, liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ các cấp và công tác cán bộ của thành phố. Do đó, vấn đề đặt ra là phải phân tích, làm rõ những mặt mạnh, mặt hạn chế, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ để đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần xây dựng “đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố Quảng Ngãi phát triển vững mạnh, toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)