Về công tác phát hiện, lựa chọn, đánh giá, tạo nguồn cán bộ

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ

1.2.2. Về công tác phát hiện, lựa chọn, đánh giá, tạo nguồn cán bộ

Phát hiện và lựa chọn cán bộ là cơng đoạn đầu tiên của tồn bộ cơng tác cán bộ. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh rất tâm huyết với truyền thống tốt đẹp của dân tộc là trọng dụng nhân tài, như lời khắc ghi của cha ông ta vào bia đá ở Văn miếu Quốc tử giám: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Do vậy, Hồ Chí Minh ln quan tâm tới việc phát hiện, lựa chọn nhân tài, làm nguồn cho hình thành đội ngũ cán bộ. Để lựa

21

chọn cán bộ, trước tiên, Người đặt niềm tin vào quần chúng, coi việc phát hiện và lựa chọn nhân tài khơng được phân biệt người trong Đảng hay ngồi Đảng, mà vấn đề là ở chỗ họ có phải thật sự là người có tài, vì: “phong trào quần chúng sơi nổi nảy nở rất nhiều nhân tài ngoài Đảng. Chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của họ giúp ích vào cơng cuộc kháng chiến cứu nước” [17, tr.276]. Cách lựa chọn cán bộ theo Hồ Chí Minh phải trên cơ sở những tiêu chí về chất lượng, cần xóa bỏ óc hẹp hòi, mở rộng cửa để liên lạc, hợp tác với những người có đức, có tài năng, cả người ở ngồi Đảng. Muốn thế phải xóa bỏ thói khinh người với căn bệnh “kiêu ngạo Cộng sản”, cho rằng chỉ có mình mới cách mạng, mới khơn khéo.

Trong lựa chọn cán bộ, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức và năng lực của người được lựa chọn: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính" và "Sức có mạnh thì mới gánh được nặng và đi được xa”[16, tr.252]. Rất chú trọng tiêu chuẩn trong lựa chọn cán bộ, nhưng Hồ Chí Minh khơng có sự câu nệ ở bằng cấp mà chủ yếu là ở thực lực; những cán bộ tuy khơng có bằng cấp cao, nhưng có tài, có đức vẫn phải là nguồn trong tuyển chọn và bố trí sử dụng cán bộ; cịn đối với những người khơng có tài lại khơng có đức thì phải kiên quyết loại bỏ.

Để lựa chọn cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sâu sát với thực tiễn, kịp thời phát hiện cán bộ có đức, có tài. Người cảnh báo căn bệnh thường gặp ở người cán bộ là thói quan liêu, nó gây thiệt hại đến tiềm năng con người - vốn quý nhất và lâu dài của cách mạng, đất nước. Khi đã mắc căn bệnh đó thì khơng có khả năng phát hiện được những người có khả năng thích hợp với cơng việc cũng như cán bộ không đủ khả năng đảm đương công việc. Khi đã giành được chính quyền nhà nước, Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề lựa chọn cán bộ cần phải được cơng khai hóa, và luật pháp hóa, nhất là đối với cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước. Các sắc lệnh của chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa số 188/SL năm 1948 về việc lập một chế độ công chức mới và một thang lương chung cho các ngạch và các hạng công chức Việt Nam, sắc lệnh số 76/SL năm 1950 về việc ban ban hành quy chế công chức do Người ký ban hành cho thấy rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này; theo đó địi hỏi việc tạo nguồn cơng chức hành chính quốc gia phải qua con đường thi tuyển, với các môn thi về chính trị, về pháp luật, về địa lý, về lịch sử, về ngoại ngữ…

22

Theo Hồ Chí Minh cần phải thường xuyên đánh giá cán bộ. Vì đánh giá cán bộ đúng thì mới bố trí sử dụng được đúng cán bộ. Để đánh giá được cán bộ, trước hết phải xuất phát từ thực tiễn công tác mà người cán bộ tham gia, phải đánh giá cán bộ cả về phẩm chất đạo đức và năng lực, tài năng: “Xem xét cán bộ khơng chỉ xem ngồi mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ cả tồn bộ cơng việc” [16, tr.278]. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra khi đánh giá cán bộ phải hết sức tránh thói tự cao tự đại, ưa nịnh hay lòng yêu ghét chủ quan mà “đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác như nhau” [16, tr.243] và bản thân người đánh giá cán bộ trước hết phải sửa chính mình: “Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng” [16, tr.280]. Việc đánh giá cán bộ phải trên quan điểm phát triển, phải thấy rõ được mối quan hệ khách quan về biến hóa phát triển của mọi vấn đề một cách logic. Theo đó người chưa phạm sai lầm khơng có nghĩa sau này sẽ vẫn vậy và ngược lại một người khi trước có sai lầm, khơng phải vì thế mà họ sai lầm mãi. Có nắm được điều đó mới đưa ra được nhận xét, đánh giá cán bộ một cách chính xác, khách quan.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh khi đề bạt cán bộ trẻ phải chú ý đến sự đoàn kết giữa đảng viên cũ và đảng viên mới. Người cho rằng: Trong Đảng ta có nhiều đảng viên già, nhiều đảng viên trẻ. Đảng viên nhiều tuổi thì từng trải. Đảng viên trẻ tuổi thì hăng hái. Cho nên đảng viên phải giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ. Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng nên Người yêu cầu các cấp ủy đảng trong công tác cán bộ phải khéo kết hợp các thế hệ cán bộ. “Đảng ta phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ. Một số ít cán bộ già mắc bệnh cơng thần, cho mình là người có cơng lao, hay có thái độ cha chú với cán bộ trẻ…Cịn cán bộ trẻ khơng được kiêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm” [9, tr.208]

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 28 - 30)