Tình hình cán bộ và cơng tác cán bộ

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 41 - 51)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ

2.2.1.Tình hình cán bộ và cơng tác cán bộ

2.2. Công tác cán bộ ở thành phố Quảng Ngãi hiện nay

2.2.1.Tình hình cán bộ và cơng tác cán bộ

Đội ngũ cán bộ ở thành phố Quảng Ngãi

Tính đến thời điểm 31 tháng 7 năm 2017 số lượng cán bộ cấp phường, xã toàn tỉnh là 3.796 người, trong đó số lượng cán bộ cấp phường, xã Thành phố Quảng Ngãi là: 475 người (Cán bộ 229 người, công chức 246 người. Trong những năm qua, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ, qn triệt chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) về việc luân chuyển cán bộ và Nghị quyết 42-NQ/TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020, UBND thành phố Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện nghiêm túc và có những chuyển biến đáng kể về chất lượng cũng như số lượng đội ngũ cán bộ ở thành phố Quảng Ngãi.

Thực hiện theo Nghị định 92/2009/NĐ - CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ ở phường,

34

xã, thị trấn, thành phố Quảng Ngãi đã từng bước xây dựng được đội ngũ công chức vững mạnh. Quy mô cán bộ phường, xã thành phố Quảng Ngãi qua 3 năm 2015 – 2017 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Quy mô cán bộ cấp phường, xã Thành phố Quảng Ngãi qua 3 năm 2015 – 2017 Đơn vị tính: Người Cán bộ, công chức Năm 2015 2016 2017 Cán bộ 220 226 229 Công chức 237 241 246 Tổng 457 467 475

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi Qua bảng số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015 – 2017 có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, năm 2015 tồn thành phố có 220 cán bộ, 237 công chức. Năm 2017 số lượng cán bộ là 229 người tăng 9 người so với năm 2015; số lượng công chức là 246 người tăng 9 người so với năm 2015.

Cụ thể số lượng cán bộ, công chức của các phường, xã của thành phố Quảng Ngãi được thể hiện ở bảng sau:

35

Bảng 2.3: Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức các phường, xã của thành phố Quảng Ngãi năm 2017

Đơn vị tính: Người TT Xã, phường Loại phường /xã Số lượng cán bộ Số lượng công chức xã Số lượng được giao Số lượng hiện có Số lượng được giao Số lượng hiện có 1 P.Nguyễn Nghiêm 2 11 10 12 11 2 P.Trần Hưng Đạo 2 11 10 12 11 3 P.Chánh Lộ 2 11 10 12 11 4 P. Trần Phú 2 11 11 12 11 5 P. Nghĩa Lộ 1 12 10 13 12 6 P. Nghĩa Chánh 1 12 11 13 11 7 P. Quảng Phú 1 12 10 13 12 8 P. Lê Hồng Phong 2 11 10 12 11 9 P.Trương Quang Trọng 1 12 11 13 11 10 Xã Nghĩa Dũng 2 11 10 12 11 11 Xã Nghĩa Dõng 2 11 9 12 11 12 Xã Nghĩa Hà 1 12 10 13 10 13 Xã Nghĩa Phú 2 11 10 12 10 14 Xã Nghĩa An 1 12 11 13 10 15 Xã Tịnh Ấn Tây 2 11 9 12 11 16 Xã Tịnh Ấn Đông 3 10 9 11 10 17 Xã Tịnh Long 2 22 9 12 10 18 Xã Tịnh An 2 11 10 12 11 19 Xã Tịnh Châu 2 11 10 12 10 20 Xã Tịnh Khê 1 12 11 13 11 21 Xã Tịnh Thiện 2 11 9 12 10 22 Xã Tịnh Hòa 2 11 10 12 10 23 Xã Tịnh Kỳ 2 11 9 12 11 Tổng số 40 259 229 282 246 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi

36

Từ bảng cho thấy: Tính đến thời điểm 31/7/2017, tồn thành phố có 475 cán bộ, cơng chức cấp phường, xã, trong đó có 229 cán bộ giữ chức danh chủ chốt Đảng và chính quyền, đồn thể; 246 cơng chức biên chế ở các chức danh chuyên môn. So với biên chế được giao thì cịn thiếu 66 cán bộ theo quy định về số lượng cán bộ, công chức các cấp theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

Nguyên nhân là một số cán bộ cấp phường, xã tuyển mới ít hơn so với số cơng chức đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Mặt khác, một số phường, xã được nâng cấp từ xã loại III lên loại II hoặc loại II lên loại I số lượng cán bộ, công chức được tăng lên nhưng công tác thi tuyển và tuyển dụng muộn chưa tuyển dụng thêm được cán bộ, công chức theo số lượng được giao. Việc hướng dẫn quy định số lượng cán bộ, công chức cấp phường, xã triển khai cịn chậm do đó việc bổ nhiệm, tuyển dụng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là cơng tác nhân sự của đội ngũ làm công tác chuyên môn cấp xã.

Để thấy rõ hơn cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Quảng Ngãi ta quan sát bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã Thành phố Quảng Ngãi qua 3 năm 2015 – 2017

Đơn vị tính: Người

Năm Thành phần

Tổng

số(người) Giới tính Dân tộc Độ tuổi

Nam Nữ Kinh Khá c Dướ i 35 30 đến 50 Trên 50 2015 CB 220 168 52 220 0 59 99 62 CC 237 153 84 237 0 69 108 60 2016 CB 226 166 60 226 0 64 93 69 CC 241 147 94 241 0 75 101 65 2017 CB 229 156 73 229 0 74 94 61 CC 246 144 10 2 246 0 70 126 50

37

Từ bảng số liệu cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015 – 2017 được phân theo các chỉ tiêu về giới tính, về dân tộc, về độ tuổi. Vì vậy khi phân tích cơ cấu đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp phường, xã tại thành phố Quảng Ngãi sẽ theo các tiêu chí trên.

Về giới tính

Số lượng cán bộ, công chức cấp phường, xã là cán bộ, công chức nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với cán bộ, công chức nữ giới. Như vậy, tỷ lệ cán bộ nam làm việc trong đơn vị hành chính cấp phường, xã vẫn cao gần gấp đôi nữ giới.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chức danh tỷ lệ cán bộ nam đều cao hơn so với nữ giới. Ở chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ do đặc thù riêng nên cán bộ đều là nữ giới và cán bộ nữ thường làm công tác vận động, tuyên truyền trong các đồn thể, chun mơn khác như Đồn thanh niên, Hội nơng dân. Những năm gần đây, đã xuất hiện một số cán bộ nữ giữ các vị trí chủ chốt trong hệ thống chính quyền cơ sở của thành phố Quảng Ngãi. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong xu thế hội nhập, dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Nữ giới giữ nhiều chức vụ chủ chốt trong cơ cấu cơng chức cấp xã như Văn hóa – Xã hội, Văn phịng – Thống kê, Tài chính – Kế tốn.

Về dân tộc

Cơ cấu về dân tộc của đội ngũ cán cán bộ, công chức cấp xã người Kinh chiếm 100%. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền đưa các chủ trương chính sách của nhà nước đến mọi người dân được thuận lợi hơn.

Về tơn giáo

Có 100% cán bộ, cơng chức không theo tôn giáo nào. Đây là trở ngại không nhỏ trong việc tuyên truyền, phổ biến cho những người dân theo tôn giáo về các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Về độ tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng ta có thể thấy cán bộ, cơng chức cấp phường, xã tập trung chủ yếu ở hai nhóm độ tuổi 30 đến 50 và trên 50 là bởi đặc thù công việc của cán bộ, công chức cấp phường, xã là phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân địi hỏi phải có kinh nghiệm, uy tín với nhân, một phần là do cơ chế Đảng cử, dân bầu ở cấp phường, xã, cán bộ muốn được nhân dân tin tưởng, bỏ phiếu bầu vào các chức danh lãnh đạo, chủ chốt cấp xã thì phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác. Nhóm tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ còn thấp, tuy nhiên ở nhóm tuổi này lại có sự

38

thay đổi theo chiều hướng tích cực qua các năm. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do việc tuyển dụng mới từ lực lượng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường vào làm việc tại các cơ quan nhà nước ở địa phương, nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ cấp phường, xã được đào tạo bài bản, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cộng với nhiệt huyết tuổi trẻ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Điều này cũng đã cho thấy được sự quan tâm và thu hút cán bộ trẻ tuổi của thành phố Quảng Ngãi đang được đẩy mạnh.

Thực hiện nghị quyết số 22/2016/NQ - HĐND về Quy định chính sách thu hút, ưu đãi nguồn nhân lực chất lượng cao đến công tác, làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Quảng Ngãi đã có những chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cơng chức có tài năng như: Những người có đủ phẩm chất, có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên được ưu tiên tuyển thẳng vào công chức không qua thi tuyển và hưởng lương khởi điểm từ bậc 1 đến bậc 3. Cơng chức có tài năng được hưởng tiền lương theo quy định nhà nước, ngồi ra cịn được hưởng thêm các chính sách về tiền lương: Được hưởng phụ cấp đãi ngộ và khuyến khích tài năng là 100% tính trên mức tối thiểu; được xét nâng lương vượt bậc từ 2 đến 3 bậc nếu đạt các thành tích, cơng trạng đặc biệt có tác động đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực công tác; được hưởng một khoản tiền phụ cấp về phương tiện đi lại hàng tháng theo quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, cịn có các chính sách đãi ngộ khác đối với cơng chức có tài năng như: được ưu tiên mua nhà ở; được ưu tiên giải quyết việc làm cho vợ (hoặc chồng), con để ổn định cuộc sống gia đình; được hỗ trợ khó khăn.

Hiện số lượng cán bộ công chức khối Đảng, mặt trận, đoàn thể của thành phố Quảng Ngãi: Về trình độ chun mơn có 7 người là thạc sỹ, đại học 50 người, cao đẳng 01 người. Về trình độ lý luận chính trị, cao cấp 30 người, trung cấp 19 người, sơ cấp 12 người.

Khối chính quyền: Về trình độ chun mơn, tiến sỹ 01 người, thạc sỹ 26 người, đại học 1.544 người, cao đẳng 721 người và trung cấp là 284 người. Về trình độ lý luận chính trị, 41 người có trình độ cao cấp, trung cấp 196 người, sơ cấp 71 người và chưa qua đào tạo là 2.268 người.

Đối với cấp xã, phường: có 94% đều có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên và có gần 68% cán bộ, cơng chức xã, phường có trình độ lý luận chính trị trung cấp và cao cấp.

39

Như vậy, có thể thấy tỉ lệ cán bộ quản lý nhà nước chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của thành phố. Trên thực tế, hầu hết các đội ngũ cán bộ của thành phố Quảng Ngãi đều học hệ tại chức hoặc các chương trình liên thơng, liên kết, số lượng cán bội có bằng đại học chính quy chưa cao, chủ yếu vẫn là ở cán bộ trẻ mới được bổ nhiệm, tuyển dụng. Số lượng cán bộ cấp phường, xã có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo vẫn còn nhiều, chủ yếu rơi vào đội ngũ cán bộ chuyên trách lớn tuổi, được bổ nhiệm ở thời điểm trước. Cán bộ có trình độ trung cấp và cao đẳng vẫn chiếm một lượng lớn trong đội ngũ cán bộ cấp phường, xã của thành phố Quảng Ngãi. Do vậy, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng số cán bộ cịn lại về mặt chính trị, trình độ quản lý nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, quan điểm, lập trường, bản lĩnh chính trị đáp ứng được với nhiệm vụ chính trị của thành phố trong thời gian tới.

Công tác cán bộ ở thành phố Quảng Ngãi

Trong những năm qua, trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, quán triệt thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chủ trương, giải pháp lớn của Trung ương, của tỉnh Quảng Ngãi về công tác cán bộ, UBND thành phố Quảng Ngãi đã thực hiện các khâu trong công tác cán bộ đảm bảo nghiêm túc, đúng quy trình, quy định. Nhờ vậy cơng tác cán bộ ở thành phố Quảng Ngãi đã có nhiều chuyển biến, đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể như sau:

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII), kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX), bên cạnh đó, cụ thể hóa chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 16.6.2015 và mới đây được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 61/2017/QĐ-UBND ngày 15.9.2017 về quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phịng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố; cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành, UBND huyện, TP.Quảng Ngãi như sau:

Về tiêu chuẩn, đối với các chức danh Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND: Đối với các xã thuộc huyện đồng bằng và thành phố Quảng Ngãi có trình độ tối thiểu là đại học chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị. Đối với các xã thuộc huyện miền núi và hải đảo: Cán bộ chủ chốt có trình độ tối thiểu là cao đẳng chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị. Riêng đối với cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội có trình độ tối thiểu là trung cấp chun mơn và sơ cấp lý luận chính trị.

40

Theo đó, trưởng phịng, phó trưởng phịng và tương đương thuộc sở, ban, ngành sinh từ năm 1965 - 1975 phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Trường hợp tốt nghiệp đại học khơng chính quy thì phải có bằng thạc sĩ; có q trình cơng tác và năng lực thực tiễn vượt trội, có uy tín, phẩm chất đạo đức tốt, được đơn vị tín nhiệm, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 năm liền kề gần nhất, có thể xem xét bổ nhiệm lần đầu. Các trường hợp sinh từ sau năm 1975 trở đi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Đối với tiêu chuẩn chức danh trưởng phịng, phó trưởng phịng và tương đương cấp huyện cũng cơ bản như cấp tỉnh [3].

Công tác phát hiện, lựa chọn, đánh giá cán bộ

Công tác phát hiện, lựa chọn , đánh giá cán bộ được BTV Thành ủy quan tâm. Các đồng chí ủy viên BTV Thành ủy có trách nhiệm theo dõi địa bàn, phát hiện những cán bộ trẻ có đạo đức, năng lực tốt để đưa đi đạo tạo, bồi dưỡng và bổ sung quy hoạch, đồng thời phát hiện, lựa chọn những cán bộ có năng khiếu, sở trường để bổ nhiệm vị trí cơng tác phù hợp. Từ năm 2010 đến nay, BTV Thành ủy đã phát hiện lựa chọn nhiều cán bộ trẻ dưới 30 tuổi, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực tốt, tốt nghiệp đại học chính quy cử đi học lý luận chính trị và bổ nhiệm cấp phó phịng, ban của thành phố; sắp xếp lại một số cán bộ cho phù hợp với năng lực, sở trường công tác nhằm phát huy hiệu quả công việc [4].

Một trong những điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) về cơng tác cán bộ là phải có phương pháp đánh giá cán bộ khách quan, chính xác. Cơng tác đánh giá cán bộ đã có bước chuyển biến tích cực, thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, chặt chẽ theo quy định; kết hợp việc theo dõi, nhận xét thường xuyên, đánh giá định kỳ; lấy hiệu quả công việc là thước đo, kết hợp với sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân để đánh giá. Đặc biệt, với việc đánh giá cán bộ theo Quy định số 01 - QĐ/TW ngày 3/3/2016 về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc diện

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 41 - 51)