Thành phần bệnh hại hạt giống

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 32 - 36)

Tập đoàn bệnh hại lạc ở Việt Nam khá phong phú với khoảng hơn 30 loại bệnh với mức độ gây hại khác nhau, trong đó có khoảng 10 bệnh được xác định là phổ biến như: Bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm đen, gỉ sắt, đốm nâu, thối đen, lở cổ rễ, thối thân trắng, mốc xám, mốc vàng, thối quả (Nguyễn Văn Viết, 2002). Đặc biệt một số bệnh do nấm có nguồn gốc trong đất gây ra được xác định là có tác hại đáng kể và nghiêm trọng như: Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc, bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani, bệnh héo rũ gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger.

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bệnh hại lạc trong thời gian qua chủ yếu chỉ tập trung vào bệnh hại trên đồng ruộng và các biện pháp phòng trừ chúng. Một vấn đề hiện còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều là bệnh hại hạt giống.

Có sự liên quan chặt chẽ giữa nấm bệnh với những hư hại của hạt lạc trong quá trình củ già, phơi khơ hoặc cất giữ. Khi phơi khô trong điều kiện tự nhiên, nếu độ ẩm khơng khí cao hoặc gặp mưa vào thời gian đó, củ lạc và hạt lạc bị ẩm trong thời gian dài thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh. Thường gặp trên củ và hạt giống là những loại nấm Aspergillus sp. (Aspergillus

niger, Aspergillus flavus, Aspergillus nidulans…), Macrophomina phaseoline, Trichothecium sp., Fusarium sp., Sclerotium sp., Botryodiphodia sp., Rhizopus sp., Trichoderma sp, v.v...[45].

Hạt lạc còn nằm trong đất hoặc đang được phơi sấy đều có thể bị nấm xâm nhiễm vào khoảng giữa 2 lá mầm và gây ra những vết bệnh ở mặt trong lá mầm. Những loài nấm hại trên hạt nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng còn làm giảm axit béo tự do trong thành phần dầu và gây mất sức nảy mầm của hạt.

chúng ở nước ta hiện nay cịn rất ít. Một số nghiên cứu đi sâu về bệnh nấm trên hạt giống lạc nhưng chỉ mới tập trung vào một số lồi có khả năng gây nguy hiểm cả cho người, động vật.

Trong danh mục bệnh hại lạc ở Việt Nam năm 2000, Lê Cao Nguyên đã thông báo danh sách 10 loại vi sinh vật gây bệnh héo chết cây trên lạc là: Thối gốc mốc đen (A .niger), thối gốc mốc trắng (S. phaseoli), thối nâu rễ

(Fusarium sp.), thối đen (Pythium spp.), thối rễ (M. phaselina), héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanaearum), khô thân (Diplodia), héo cây (Verticicum

dahiae), mốc vàng (A. flavus) và lở cổ rễ (R. solani). Danh sách này đã được

Nguyễn Thị Ly và cộng sự thông báo vào năm 1996, đây là nguyên nhân gây bệnh chết héo cây hại lạc ở một số địa phương trong đó có Nghệ An.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Như Cương (2004) [3], tại một số vùng sinh thái ở tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 loại bệnh héo rũ lạc là: Lở cổ rễ (R. solani), Thối gốc mốc đen (A. niger), héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii), héo rũ vàng (Fusarium sp.), héo rũ tái xanh (Ralstonia. solanaearum), héo do tuyến trùng (Meloidogyne sp.). Tại Việt Nam, hiện nay đã tìm thấy 4 loài

Fusarium gây bệnh cho lạc là: F. oxysporum, F. solani, F. roseum và F.tricinetum (Nguyễn Kim Vân và cộng sự, 2001) [26].

Theo kết quả nghiên cứu của Ngơ Bích Hảo về bệnh hại lạc cho biết nấm A. niger lây nhiễm trên nhiều hạt giống như: Đậu đỗ, lạc, ngô, với tỷ lệ hạt bị nhiễm tới trên 30% [7]. Theo tác giả Nguyễn Thị Ly (1993) [16] đã xác định có khoảng 30 – 85% số mẫu lạc kiểm tra có khả năng sản sinh độc tố Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus gây ra.

Nhiều kết quả nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy: Aspegillus flavus thường tấn cơng vào lạc từ khi cịn trên đồng ruộng. Ngay sau khi thu hoạch đã có tới hơn 66% mẫu thu thập bị nhiễm bệnh. Trong đó, lạc thu hoạch vụ đông xuân nhiễm bệnh nặng hơn lạc thu và lạc thu hoạch muộn có

tỷ lệ bệnh cao hơn lạc thu hoạch sớm [3].

Theo Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Xuyến (1991) [9], trong những năm qua, tại Việt Nam bệnh héo xanh được nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng những nghiên cứu về bệnh héo do A. niger, S. rolfsii gây ra mới chỉ dừng lại ở việc thông báo triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, chứ chưa đi vào việc khảo sát các biện pháp phòng trừ.

A. niger hại lạc gây ra bệnh thối đen cổ rễ, là một trong 3 tác nhân gây bệnh héo rũ chết cây rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng ở những vùng trồng lạc (Đỗ Tấn Dũng, 2001) [5].

Nhóm các lồi nấm Aspergillus spp. cịn là một trong những lồi nấm gây viêm xoang mũi ở người. Trên lạc sau thu hoạch, trong những điều kiện nhất định một số loài nấm như Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus có khả năng sản sinh độc tố rất độc cho người và gia súc, gia cầm. Đặc biệt, độ tố aflatoxin do

A.flavus sản sinh là một trong những chất gây ung thư ở người. Những độc tố này

không tan trong dầu, chúng nằm lại trong khô dầu. Nếu dùng khô dầu này làm thức ăn cho gia súc thì tuỳ lượng mà gia súc có thẻ ngộ độc, chậm phát triển, thậm chí có thể chết (Đặng Trần Phú và cộng sự, 1977) [21].

Theo Lê Lương Tề (1977) ở nước ta bệnh héo rũ chết cây chủ yếu do:

Pseudomonas solanaccarum, Sclerotium rolfsii, Macrophomina phaseolina, Aspergillus niger. Ngoài ra cịn có các hiện tượng thối rũ, thối gốc do Rhizoctonia solani và Fusarium oxysporum [43].

Kết quả của Ngơ Bích Hảo [7] về bệnh hại hạt cho biết trong một số loại hạt giống như ngơ, lạc, đậu đỗ thì tỷ lệ hạt giống lạc nhiễm A.flavus là cao nhất với 30,12%. Trong khi, tác giả Nguyễn Thị Ly (1993) [16] đã xác định có khoảng 33% - 85% số mẫu lạc kiểm tra có khả năng sinh độc tố aflatoxin.

Kết quả giám định bệnh hại hạt giống nhập nội sau nhập khẩu có có tới 100% số mẫu hạt giống kiểm tra nhiễm Aspergillus spp. Sự có mặt của các lồi

nấm Aspergillus spp. trên hạt làm giảm chất lượng hạt giống, gây thối hạt khi gieo trồng và gây bệnh cho cây con. Khi mức nhiễm thấp dưới 5%, tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt tới 91,2%. Ngược lại, khi mức nhiễm lớn hơn 20% tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 69,8%, tỷ lệ hạt thối, hạt cứng và tỷ lệ mầm bất bình thường tăng, tỷ lệ cây khỏe giảm. Đặc biệt, khi quan sát trên các mẫu hạt giống trước khi ủ không thấy sự khác nhau giữa hạt giống khoẻ và hạt giống nhiễm bệnh [7].

Năm 1965, ở hợp tác xã Kiều Thượng - Nam Đàn - Nghệ An và một số vùng khác, lạc chết héo làm giảm 70% năng suất. Ở vùng trung du Bắc bộ, bệnh khá phổ biến nhưng tỷ lệ héo và gây chết thường ít hơn khoảng 10% (Lê Lương Tề, 1967) [43].

Còn S. rolfsii hại phổ biến là nguyên nhân làm giảm năng suất lạc ở Đông Nam Bộ, tỷ lệ bệnh 8 - 10%. Ở miền Bắc Việt Nam, trên những ruộng cục bộ tỷ lệ bệnh có thể lên tới 20 - 25% (Nguyễn Thị Ly, 1996) [17].

S. rolfsii gây hại trên lạc vụ thu mạnh hơn lạc vụ xuân do thời tiết thuận

lợi cho nấm phát triển, bệnh xuất hiện vào thời kỳ cây lạc chớm ra hoa đến thời kỳ đâm tia tỷ lệ bệnh cao hơn hẳn so với vụ xuân. Các giống lạc có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh tốt, thế cây đứng, tán gọn, lá nhỏ, kháng cao với bệnh héo rũ gốc mốc trắng thì tỷ lệ nhiễm bệnh cũng giảm hẳn so với các giống có thời gian sinh truởng dài [7].

Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy Asperillus flavus thường

tấn công vào lạc ngay từ trên đồng ruộng. Ngay sau khi thu hoạch đã có tới 66% mẫu thu thập bị nhiễm bệnh với tỷ lệ hạt nhiễm bệnh từ 1 - 30%. Trong đó, lạc thu hoạch vụ xuân bị nhiễm nặng hơn lạc vụ thu và lạc thu hoạch muộn có tỷ lệ bệnh cao hơn lạc thu hoạch sớm [8].

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hồng và CTV (1998) [10] đã xác nhận nhóm bệnh hại lá bao gồm đốm đen, đốm nâu, gỉ sắt là nhóm bệnh hại phổ biến ở nước ta. Thiệt hại do bệnh gây ra lớn hơn 40% năng suất, hầu hết các giống

đang trồng ở miền Bắc đều có khả năng nhiễm bệnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)