Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi, chế phẩm T.viride và thuốc hoá học đến diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S.rolfsii) hại lạc giống L

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 103 - 107)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6.2 Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi, chế phẩm T.viride và thuốc hoá học đến diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S.rolfsii) hại lạc giống L

đến diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S.rolfsii) hại lạc giống L14 vụ xuân 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh (RCB), gồm 6 công thức, lặp lại 3 lần, diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 25m2. Theo dõi tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở từng công thức, so sánh và đánh giá hiệu quả phòng trừ. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.22 và hình 4.19.

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi, chế phẩm T.viride và thuốc hoá học đến diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii) hại cây lạc

giống L14 vụ xuân 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An

Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Ngày ĐT GĐST CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 7/3 Bắt đầu phân cành 0,8 0,4 0,0 0,8 0,4 0,0 14/3 Phân cành mạnh 1,2 0,8 0,4 1,2 1,2 0,4 21/3 Bắt đầu ra hoa 2,0 1,2 0,4 1,6 1,6 0,4 28/3 Ra hoa 2,8 1,6 0,8 2,0 1,6 0,8 4/4 Ra hoa 3,2 1,6 1,2 2,4 2,0 1,2 11/4 Ra hoa rộ 3,6 2,0 1,6 2,8 2,4 1,2

18/4 Đâm tia - hình thành quả

4,0 2,4 1,6 3,6 2,4 1,6

25/4 Đâm tia - hình thành quả

4,4 2,4 2,0 4,0 2,8 2,0

2/5 Quả non

4,4 2,4 2,0 4,0 2,8 2,0

HLPT (%) - 45,5b 54,5a 9,1d 36,4c 54,5a

(Ghi chú: LSD0.05 = 6,55; CV% = 10,8)

Giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05.

Trong đó:

CT1 (đối chứng): không xử lý

CT2: Xử lý hạt giống bằng dịch chiết tỏi 10% trước khi gieo.

CT3: Xử lý hạt giống bằng dịch chiết tỏi 10% trước khi gieo và phun dịch tỏi 10% khi cây vừa mọc.

CT4: Phun dịch chiết tỏi 10% khi cây vừa mọc.

CT5: Xử lý hạt giống bằng thuốc Rampart 35SD trước khi gieo (2g/1kg hạt giống).

CT6: Sử dụng chế phẩm T.viride ủ vào phân chuồng trước khi bón lót 10 ngày. Lượng dùng 243g/30 kg phân chuồng/ô (25m2).

0.00.5 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 Bắt đầu phân cành Phân cành mạnh Bắt đầu ra hoa

Ra hoa Ra hoa Ra hoa rộ Đâm tia - hình thành quả Đâm tia - hình thành quả Quả non GĐST Tỷ lệ (%) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

Hình 4.19. Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi, chế phẩm T.viride và thuốc hoá học đến diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii) hại lạc giống

L14 vụ xuân 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An

Qua bảng 4.22 và hình 4.19 cho thấy, tương tự như đối với nấm héo rũ gốc mốc đen, TLB héo rũ gốc mốc trắng ở các CT thí nghiệm đều thấp hơn ở CT đối chứng. Và sự phát sinh gây hại của bệnh ở các CT thí nghiệm hầu hết đều muộn hơn. Ở CT4 có TLB là 4,0% và hiệu lực ức chế chỉ đạt 9,1%. Điều này chứng tỏ khi chỉ phun dịch chiết tỏi lúc cây vừa mọc tác dụng phịng trừ bệnh rất thấp, do đó cần phải xử lý hạt giống để giảm thiểu nguồn bệnh ngay từ ban đầu.

CT3 và CT6 có TLB bằng nhau và thấp nhất trong các CT thí nghiệm (2,0%), hiệu lức ức chế nấm bệnh của 2 CT này đều đạt 54,5%. Như vậy, dịch chiết thực vật từ tỏi và chế phẩm nấm T.viride có hiệu lực ức chế đối với nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii tương đương nhau. Tiếp đến

là CT2, TLB ở công thức này cũng giảm xuống rõ rệt (2,4%) và hiệu lực ức chế nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng của công thức này là 45,5%. Thuốc hóa học (CT5) có hiệu lực thấp hơn so với dịch chiết tỏi và chế phẩm nấm

T.viride, TLB ở CT này là 2,8% và hiệu lức ức chế nấm bệnh đạt 36,4%. Như

vậy, CT3 và CT6 có hiệu lực phịng trừ cao nhất, đạt 54,5%.

Nhìn chung, dịch chiết thực vật từ tỏi có tác dụng tốt trong việc ức chế nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen và héo rũ gốc mốc trăng. Tuy nhiên, dịch chiết thực vật này có tác dụng phịng trừ tốt hơn đối với nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen với hiệu lực phòng trừ là 73,3%, trong khi hiệu lực ức chế của nó đối với nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc trằng là 54,5%. Từ việc ức chế nấm bệnh trên hạt giống và giảm tỷ lệ cây chết héo trên đồng ruộng của loại dịch chiết này đã giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt hơn và góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất lạc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)