4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5.2 Hiệu lực đối kháng của nấm T.viride đối với S.rolfsii hại lạc giống L14 trên đồng ruộng vụ xuân 2009 tại Nghi Lộc Nghệ An
trên đồng ruộng vụ xuân 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An
Chúng tơi tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu lực đối kháng của nấm
T.viride đối với nấm S.rolfsii song song với thí nghiệm đánh giá hiệu lực đối
kháng của nấm T.viride đối với nấm A. niger. Chọn 3 ruộng đại diện cho vùng, mỗi ruộng có diện tích 500 m2. Chia mỗi ruộng thành 2 ô bằng nhau (mỗi ơ có diện tích 250 m2), một ô được xử lý chế phẩm T.viride, một ô
không xử lý chế phẩm để làm đối chứng. Tiến hành điều tra diễn biến TLB trên mỗi ruộng và đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.20 và hình 4.17.
Bảng 4.20. Hiệu lực đối kháng của nấm T.viride đối với nấm S.rolfsii hại
lạc giống L14 trên đồng ruộng vụ xuân 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An
Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng
CT1 CT2 8/3 Bắt đầu phân cành 0,4 0,0 15/3 Phân cành mạnh 0,8 0,4 22/3 Bắt đầu ra hoa 1,2 0,4 29/3 Ra hoa 1,6 0,8 5/4 Ra hoa 2,4 1,2 12/4 Ra hoa rộ 2,8 1,6
19/4 Đâm tia - hình thành quả 3,6 1,6
26/4 Đâm tia - hình thành quả 3,6 2,0
3/5 Quả non 4,4 2,4
10/5 Quả non 4,8 2,4
HLPT (%) - 50,0
Trong đó:
CT1 (đối chứng): không xử lý
CT2: Sử dụng chế phẩm T. viride trộn vào phân chuồng hoai mục trước khi bón 10 - 15 ngày. Lượng dùng 2,43 kg/3 tạ phân chuồng/ô (250m2).
0.01.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 Bắt đầu phân cành Phân cành mạnh Bắt đầu ra hoa
Ra hoa Ra hoa Ra hoa rộ Đâm tia - hình thành quả Đâm tia - hình thành quả
Quả non Quả non
GĐST
Tỷ lệ (%) CT1
CT2
Hình 4.17. Hiệu lực đối kháng của nấm T. viride đối với nấm S. rolfsii
hại lạc giống L14 trên đồng ruộng vụ xuân 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An
Qua bảng 4.20 và hình 4.17 cho thấy, tương tự như đối với bệnh héo rũ gốc mốc đen, TLB héo rũ gốc mốc trắng ở CT2 thấp hơn hẳn so với CT đối chứng và ở CT2 bệnh phát sinh gây hại muộn hơn và kết thúc cũng sớm hơn.
Ở CT đối chứng, bệnh bắt đầu phát sinh gây hại từ đầu giai đoạn phân cành và TLB cao nhất ở giai đoạn này là 0,8%. Sau đó bệnh tiếp tục tăng mạnh ở thời kỳ ra hoa đến ra hoa rộ. Sang giai đoạn đâm tia – hình thành quả TLB vẫn tiếp tục tăng cao và đạt 3,6%. Bệnh kết thức khi cây ở giai đoạn hình thành quả non với TLB là 4,8%.
Trong khi đó, ở CT2 bệnh phát sinh vào cuối giai đoạn phân cành và mức độ gây hại tương đối nhẹ (TLB 0,4%), sau đó bệnh có xu hướng tăng nhanh ở thời kỳ ra hoa đến hoa rộ và kết thúc ở thời kỳ quả non với TLB là 2,4%. Như vậy tỷ lệ cây bị bệnh ở CT2 giảm 50% so với CT đối chứng.
rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii) thấp hơn khả năng ức chế của nấm T.viride đối
nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen (A. niger), hiệu lực ức chế đạt 50%.
Từ kết quả trên cho thấy, khi sử dụng chế phẩm nấm T.viride thì tỷ lệ cây chết héo trên đồng ruộng giảm hẳn, điều đó chứng tỏ chế phẩm sinh học này có tác dụng trong việc phòng trừ nấm gây bệnh héo rũ, từ đó làm tăng năng suất và phẩm chất lạc.
Tuy nhiên, hiệu lực phòng trừ đối với cả nấm héo rũ gốc mốc đen và nấm héo rũ gốc mốc trắng như vậy là chưa cao, do còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, vào nguồn bệnh trong đất và trên hạt giống cũng như tập quán canh tác của người dân ở vùng Nghi Lộc – Nghệ An. Do sau khi thu hoạch người dân chưa có biện pháp xử lý tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng cũng như khơng có biện pháp xử lý đất và hạt giống trước khi gieo trồng nên áp lực bệnh ở vùng này khá lớn. Mặt khác, người dân ở vùng này gieo trồng lạc với mật độ khá dày, điều này càng thuận lợi cho nấm bệnh lây lan và phát triển do độ ẩm trên đồng ruộng khá cao.
Mặc dù vậy, sau khi chúng tôi tiến hành thử nghiệm chế phẩm nấm T.
viride ngay trên chính ruộng của người dân thì đã thu được những kết quả
tương đối khả quan và được người dân cơng nhận. Tuy nhiên, người dân cịn ngần ngại khi áp dụng biện pháp này do giá cả của loại chế phẩm này còn khá cao so với điều kiện kinh tế của người dân.