Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi đến khả năng nảy mầm và mức độ nhiễm bệnh của hạt giống lạc L

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 62 - 68)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1 Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi đến khả năng nảy mầm và mức độ nhiễm bệnh của hạt giống lạc L

nhiễm bệnh của hạt giống lạc L14

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm với giống lạc L14, ngâm hạt trong dịch chiết tỏi ở các nồng độ 5%, 10%, 15%, với mỗi nồng độ chúng tôi thử nghiệm ngâm hạt ở các khoảng thời gian 5 phút, 10 phút, 15 phút, sau đó đặt hạt theo phương pháp giấy thấm. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 cơng thức, mỗi cơng thức 30 hạt, nhắc lại 4 lần, Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4, bảng 4.5 và bảng 4.6.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi 5% đến khả năng nảy mầm và mức độ nhiễm bệnh của hạt giống lạc L14

Tỷ lệ nhiễm nấm (%) Tỷ lệ (%)

CT

A.niger A.flavus A.para P.sp F.sp TS NM MBT MDD

CT1 12,5 13,3 5,0 8,3 4,2 43,3a 93,3a 50,8d 1,7d CT2 10,8 12,5 4,2 7,5 3,3 38,3b 90,0b 55,0c 2,5c CT3 9,2 10,8 3,3 5,8 2,5 31,6c 85,8c 60,0b 5,0b CT4 7,5 9,2 2,5 4,2 1,7 25,1d 80,8d 65,0a 8,3a CV% 5,5 2,6 3,7 6,4

LSD0,05 3,49 4,33 3,98 0,52

Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì khơng khác nhau ý nghĩa ở mức  = 0,05.

A.niger: Aspergillus niger; A.flavus: Aspergillus flavus; A.para: Aspergillus parasiticus; P.sp: Penicillium sp.; F.sp: Fusarium sp.; TS: tổng số hạt và mầm nhiễm nấm; NM: nảy mầm; MBT: mầm bình thường; MDD: mầm dị dạng (tương tự với bảng 4.5 đến bảng 4.12)

CT1: Đối chứng (ngâm hạt trong nước cất).

CT2: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi 5% trong 5 phút. CT3: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi 5% trong 10 phút. CT4: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi 5% trong 15 phút.

Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy, khi ngâm hạt trong dịch chiết tỏi 5% từ 5 - 15 phút có tác dụng làm giảm TL nhiễm nấm nhưng cũng làm giảm TL nảy mầm, đồng thời làm tăng TL mầm dị dạng. Thời gian ngâm hạt càng lâu thì TL mầm bình thường càng tăng so với đối chứng.

Thời gian ngâm hạt càng lâu thì TL nảy mầm càng giảm. TLNM cao nhất ở CT đối chứng (93,3%), gấp 1,04 lần TLNM ở CT2, gấp 1,09 TLNM ở CT3 và gấp 1,15 TLNM ở CT4 (80,8%).

Trong khi đó, tỷ lệ mầm dị dạng lại tỷ lệ thuận với thời gian ngâm hạt trong dịch chiết. Điều này có thể giải thích, khi ngâm hạt trong khoảng thời gian càng lâu thì dịch chiết càng ngấm vào hạt làm tăng TL mầm dị dạng (TLMDD). Ở CT4 tỷ lệ mầm dị dạng là 8,3%, gấp 1,66 lần TLMDD ở CT3, gấp 3,32 lần TLMDD ở CT2 và gấp 4,88 lần TLMDD ở CT đối chứng.

Mặt khác, thời gian ngâm càng lâu thì khả năng ức chế nấm bệnh của dịch chiết càng cao nên TL nhiễm nấm càng giảm. Ở CT đối chứng TL nhiễm nấm là 43,3%, gấp 1,13 lần TL nhiễm nấm ở CT2, gấp 1,37 lần TL nhiễm nấm ở CT3 và gấp 1,73 lần TL nhiễm nấm ở CT4.

bình thường là những mầm không bị bệnh và không dị dạng, đó là những mầm khi đem gieo trồng có khả năng mang lại năng suất và đảm bảo về mặt phẩm chất lạc sau thi hoạch.

TLMBT ở CT4 là 65%, gấp 1,08 lần TLMBT ở CT3, gấp 1,18 lần TLMBT ở CT2 và gấp 1,28 lần CT đối chứng.

Từ đó, ta thấy khi ngâm hạt với dịch chiết tỏi 5% trong 15 phút cho kết quả tốt nhất (CT4). Mặc dù CT4 TLMDD là 8,3%, cao hơn CT2 và CT3 nhưng TL nhiễm nấm lại thấp hơn (25,1%) nên TLMBT ở CT4 cao nhất (65%).

Tuy nhiên, TLMBT 65% ở CT4 chưa phải là cao, TLB còn khá lớn (25,1%). Điều này chứng tỏ dịch chiết tỏi 5% chưa có tác dụng tốt trong việc ức chế nấm bệnh. Vì vậy, chúng tơi tiếp tục thử nghiệm với dịch chiết tỏi 10% để tìm ra nồng độ dịch chiết có tác dụng tốt hơn. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi 10% đến khả năng nảy mầm và mức độ nhiễm bệnh của hạt giống lạc

Tỷ lệ nhiễm nấm (%) Tỷ lệ (%)

CT

A.niger A.flavus A.para P.sp F.sp TS NM MBT MDD

CT1 12,5 13,3 5,0 8,3 4,2 43,3a 93,3ª 50,8c 1,7d CT2 4,2 5,0 2,5 2,5 1,7 15,9b 88,8b 79,2a 5,0c CT3 3,3 4,2 1,7 1,7 0,8 11,7c 81,7c 66,7b 13,3b CT4 1,7 2,5 0,8 0,0 0,8 5,8d 75,8d 51,7bc 23,3a CV% 4,7 2,4 5,3 5,1 LSD0,05 1,70 3,83 6,00 1,05

Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì khơng khác nhau ý nghĩa ở mức  = 0,05.

CT1: Đối chứng (ngâm hạt trong nước cất).

CT2: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi 10% trong 5 phút. CT3: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi 10% trong 10 phút. CT4: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi 10% trong 15 phút.

Từ kết quả bảng 4.5 cho thấy, tương tự như đối với dịch chiết tỏi 5%, khi ngâm hạt trong dịch chiết tỏi 10% từ 5 – 15 phút có tác dụng làm giảm TL nhiễm nấm nhưng cũng làm giảm TL nảy mầm, đồng thời làm tăng TLMDD. Nhưng khi ngâm hạt trong dịch chiết càng lâu thì TLMBT càng giảm so với đối chứng.

TLNM cao nhất ở CT đối chứng (93,3%), gấp 1,05 lần TLNM ở CT2, gấp 1,14 lần TLNM ở CT3 và gấp 1,23 lần TLNM ở CT4.

Khi xử lý hạt bằng dịch chiết tỏi 10% thì khả năng gây ra mầm dị dạng cao hơn rất nhiều so với dịch chiết tỏi ở nồng độ 5% và sự chênh lệch về TLMDD giữa các CT cũng rất lớn, dẫn đến sự khác nhau đáng kể về TLMBT. TLMDD cao nhất ở CT4 (23,3%), gấp 1,17 lần TLMDD ở CT3, gấp 4,66 lần TLMDD ở CT2 và gấp 13,71 lần TLMDD ở CT đối chứng.

Mặt khác, thời gian ngâm càng lâu thì khả năng ức chế nấm bệnh của dịch chiết càng cao nên TL nhiễm nấm càng giảm. Ở CT đối chứng TL nhiễm

nấm là 43,3%, gấp 2,72 lần TL nhiễm nấm ở CT2, gấp 3,70 lần TL nhiễm nấm ở CT3 và gấp 7,47 lần TL nhiễm nấm ở CT4.

TLMBT cao nhất ở CT2 (79,2%), gấp 1,19 lần TLMBT ở CT3, gấp 1,53 lần TLMBT ở CT4 và gấp 1,56 lần TLMBT ở CT đối chứng.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, khi ngâm hạt với dịch chiết tỏi 10% trong 5 phút (CT2) cho kết quả tốt nhất với TLMBT là 79,2%, TLMDD là 5% và TL nhiễm nấm là 15,9%. Ở CT3 và CT4, mặc dù TL nhiễm nấm thấp hơn (11,7% và 5,8%) nhưng TLMDD lại quá cao (13,3% và 23,3%), do đó TLMBT của hai CT này khá thấp (66,7% và 51,7%).

Như vậy, TLMBT ở CT2 cao nhất, đạt 79,2%. Có thể nói đây là con số mà chúng ta mong muốn và có thể chấp nhận trong trồng trọt,

Tuy nhiên, để có kết luận chính xác hơn, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm với dịch chiết tỏi 15%. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi 15% đến khả năng nảy mầm và mức độ nhiễm bệnh của hạt giống lạc

Tỷ lệ nhiễm nấm (%) Tỷ lệ (%)

CT

A.niger A.flavus A.para P.sp F.sp TS NM MBT MDD

CT1 12,5 13,3 5,0 8,3 4,2 43,3a 93,3ª 50,8c 1,7d CT2 3,3 4,2 1,7 1,7 0,8 11,7b 82,5a 71,7a 9,2c CT3 2,5 3,3 0,8 0,8 0,8 8,2c 76,7b 56,7b 19,2b CT4 0,8 1,7 0,8 0,0 0,0 3,3d 70,0c 42,5d 27,5a CV% 2,5 3,9 4,6 5,9 LSD0,05 0,78 5,90 4,79 1,60

Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì khơng khác nhau ý nghĩa ở mức  = 0,05.

CT1: Đối chứng (ngâm hạt trong nước cất).

CT2: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi 15% trong 5 phút. CT3: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi 15% trong 10 phút. CT4: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi 15% trong 15 phút.

Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy, cũng như đối với dịch chiết tỏi 5% và 10% thì khi ngâm hạt trong dịch chiết tỏi 15% trong 5 – 15 phút có tác dụng làm giảm TL nhiễm nấm nhưng cũng làm giảm TL nảy mầm, đồng thời làm tăng TL mầm dị dạng. Khi ngâm hạt trong dịch chiết càng lâu thì TL mầm bình thường càng giảm so với đối chứng.

TL nảy mầm cao nhất ở CT đối chứng (93,3%), gấp 1,13 lần TLNM ở CT2, gấp 1,22 lần TLNM ở CT3 và gấp 1,33 lần TLNM CT4.

Ở nồng độ dịch chiết tỏi 15% thì khả năng gây ra mầm dị dạng cao hơn rất nhiều so với dịch chiết tỏi ở nồng độ 5% và 10%. Ở CT4 TLMDD là 27,5%, gấp 1,43 lần TLMDD ở CT3, gấp 2,99 lần TLMDD ở CT2 và gấp 16,18 lần TLMDD ở CT đối chứng.

Ở CT đối chứng TL nhiễm nấm là 43,3%, gấp 3,70 lần TL nhiễm nấm ở CT2, gấp 5,28 lần TL nhiễm nấm ở CT3 và gấp 13,12 lần TL nhiễm nấm ở CT4. TLMBT cao nhất ở CT2 (71,7%), gấp 1,26 lần TLMBT ở CT3, gấp 1,69 lần TLMBT ở CT4 và gấp 1,41 lần TLMBT ở CT đối chứng.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, khi ngâm hạt với dịch chiết tỏi 15% trong 5 phút (CT2) cho kết quả tốt nhất với TLMBT đạt 71,7%, TLMDD là 9,2% và TLB là 15,9%. Ở CT3 và CT4, mặc dù TL nhiễm nấm thấp hơn (8,2% và 3,3%) nhưng TLMDD lại quá cao (19,2% và 27,5%), do đó TLMBT của hai CT này rất thấp (56,7% và 42,5%).

* Nhận xét: từ kết quả phân tích bảng 4.4, bảng 4.5 và bảng 4.6 cho

thấy, khi ngâm hạt vào dịch chiết tỏi 10% trong 5 phút cho hiệu quả cao nhất với tỷ lệ mầm bình thường là 79,2%. Vì vậy, chúng tôi sử dụng nồng độ này để tiếp tục thử nghiệm trong điều kiện chậu vại, nhà lưới.

Để tiếp tục nghiên cứu về dịch chiết thực vật nói riêng và biện pháp sinh học nói chung, chúng tơi tiến hành thử nghiệm ngâm hạt giống lạc với dịch chiết sả trong thí nghiệm đặt hạt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)