Diễn biến của bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây lạc giống L14 vụ Xuân 2009 tại huyện Nghi Lộc Nghệ An

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 92 - 94)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.3Diễn biến của bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây lạc giống L14 vụ Xuân 2009 tại huyện Nghi Lộc Nghệ An

Xuân 2009 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An

Song song gây hại với bệnh héo rũ gốc mốc đen (A.niger) là bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây ra. Tuy mức độ gây hại của bệnh héo rũ gốc mốc trắng thấp hơn so với bệnh héo rũ gốc mốc đen, nhưng đây vẫn là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và phẩm chất lạc tại các vùng trồng lạc thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ suân 2009. Kết quả thể hiện ở bảng 4.18 và hình 4.15.

Bảng 4.18. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc giống L14 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An vụ xuân 2009

Tỷ lệ bệnh (%)

Ngày ĐT Giai đoạn

sinh trưởng Xã Nghi Trường Xã Nghi Ân Xã Nghi Thịnh 1/3 Cây con 0,0 0,0 0,0 8/3 Bắt đầu phân cành 0,4 0,8 0,0 15/3 Phân cành mạnh 2,0 1,2 0,4 22/3 Bắt đầu ra hoa 2,4 1,2 0,8 29/3 Ra hoa 3,2 2,0 1,6 5/4 Ra hoa 3,6 2,4 2,4 12/4 Ra hoa rộ 4,0 3,2 2,8

19/4 Đâm tia - hình thành quả 4,4 3,6 3,2

26/4 Đâm tia - hình thành quả 4,4 4,4 3,2

0 1 2 3 4 5 6

Cây con Bắt đầu phân cành

Phân cành mạnh

Bắt đầu ra hoa

Ra hoa Ra hoa Ra hoa rộ Đâm tia - hình thành quả Đâm tia - hình thành quả Quả non GĐST Tỷ lệ (%) Nghi Trường Nghi Ân Nghi Thịnh

Hình 4.15. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc giống L14 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An vụ xuân 2009

Qua bảng 4.18 và hình 4.15 cho thấy, bệnh khơng xuất hiện ở giai đoạn cây con. Sang giai đoạn phân cành, bệnh xuất hiện khá phổ biến ở các vùng trồng lạc và có tăng nhanh khi cây lạc bắt đầu ra hoa đến ra hoa rộ.

Ở giai đoạn phân cành, TLB cao nhất là 2,0% ở xã Nghi Trường, xã Nghi Ân có TLB là 1,2% và xã Nghi Thịnh có TLB là 0,4%.

Ở giai đoạn ra hoa, TLB cao nhất là 4,0% tại xã Nghi Trường, tiếp đến là xã Nghi Thịnh với TLB 3,2% và xã Nghi Ân có TLB thấp nhất là 2,8%.

Sang giai đoạn đâm tia, hình thành quả đến giai đoạn quả non tốc độ phát triển của bệnh xu hướng chậm lại và giảm dần vào cuối vụ. Xã Nghi Trường và Nghi Thịnh bệnh kết thúc vào đầu thời kỳ quả non với TLB lần lượt là 4,8% và 3,6%, còn ở xã Nghi Thịnh bệnh bệnh kết thúc vào cuối giai đoạn đâm tia - hình thành quả với TLB là 4,4%.

Do vào tháng 3 và đầu tháng 4 thời tiết thuận lợi, độ ẩm khơng khí cao (trên 90%), thích hợp cho nấm bệnh phát triển, sang giữa tháng 4 độ ẩm bắt đầu giảm xuống và sự phát triển của bệnh cũng chậm lại do điều diện thời tiết

khơng cịn phù hợp. Tuy nhiên, sự phát sinh phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi cây lạc bắt đầu phân cành và ra hoa là giai đoạn mẫn cảm của cây với loại nấm bệnh này.

Mặc dù ở nhiều vùng trồng lạc của nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý hạt giống và xủ lý đất trước khi gieo trồng như sử dụng thuốc hóa hoc để xử lý hạt giống và xử lý đất hay việc sử dụng chế phẩm nấm T.viride ủ vào phân chuồng hoai mục trước khi bón lót để hạn chế tác hại của bệnh nhóm nấm héo rũ lạc trên đồng ruộng đã được ứng dụng khá rộng rãi ở nhiều vùng trồng lạc, v.v... nhưng ở vùng Nghi Lộc - Nghệ An người dân lại chưa sử dụng bất kỳ biện pháp nào, thậm chí người dân chưa hề biết đến tên và tác dụng của chế phẩm nấm T.viride. Do đó, chúng tơi tiến hành thử nghiệm hiệu lực đối kháng của nấm T.viride đối với nấm A.niger và nấm S.rolfsii ngồi

đồng ruộng, trên chính ruộng lạc của người dân.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 92 - 94)