4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.2 Diễn biến của bệnh héo rũ gốc mốc đen hại cây lạc giống L14 vụ Xuân 2009 tại huyện Nghi Lộc Nghệ An
2009 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An
Tại các vùng trồng lạc thuộc huyện Nghi Lộc, hàng năm người dân chưa có truyền thống xử lý đất và công tác xử lý hạt giống trước khi gieo trồng và cũng chưa được chú trọng, quan tâm thực hiện. Do đó, bệnh héo rũ gốc mốc đen do nấm A.niger gây hại khá nghiêm trọng trên cây lạc ở vùng Nghi Lộc – Nghệ An. Chúng gây chết một lượng lớn cây con trên đồng ruộng, làm thiệt hại không nhỏ dến năng suất lạc hàng năm.
Vì vậy, để có số liệu làm cơ sở cho việc phịng trừ bệnh chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen ở vụ lạc xuân năm 2009 tại Nghi Lộc – Nghệ An. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.17 và hình 4.14.
Bảng 4.17. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen trên cây lạc giống L14 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An vụ xuân 2009
Tỷ lệ bệnh (%) Ngày ĐT Giai đoạn sinh trưởng Xã Nghi Trường Xã Nghi Ân Xã Nghi Thịnh 22/2 Cây con 0,8 0,4 0,0 1/3 Cây con 2,0 1,2 0,4 8/3 Bắt đầu phân cành 4,8 2,8 1,2 15/3 Phân cành mạnh 6,4 4,4 2,4 22/3 Bắt đầu ra hoa 6,8 4,8 2,8 29/3 Ra hoa 7,2 4,8 3,2 5/4 Ra hoa 7,6 5,2 3,2 12/4 Ra hoa rộ 7,6 5,2 3,2
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Cây con Cây con Bắt đầu phân cành
Phân cành mạnh
Bắt đầu ra hoa
Ra hoa Ra hoa Ra hoa rộ GĐST Tỷ lệ (%)
Nghi Trường Nghi Ân Nghi Thịnh
Hình 4.14. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen trên cây lạc giống L14 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An vụ xuân 2009
Qua bảng 4.17 và hình 4.14 cho thấy: bệnh gây hại ở mức độ tương đối nặng trên giống lạc L14 ở cả 3 địa điểm chúng tôi tiên hành điều tra. Bệnh phát triển mạnh ở giai đoạn cây con đến phân cành.
Ở giai đoạn cây con, TLB cao nhất là 2,0% ở xã Nghi Trường và thấp nhất là 0,4% ở xã Nghi Thịnh, xã Nghi Ân có TLB là 1,2%.
Sang giai đoạn phân cành, bệnh tăng khá nhanh, TLB ở xã Nghi Trường là 6,4%, ở xã Nghi Ân là 4,4% và xã Nghi Thịnh có TLB thấp nhất là 2,4%.
Đến giai đoạn ra hoa, bệnh tăng chậm và mức độ gây hại của bệnh giảm xuống rõ rệt, TLB cao nhất là 7,6% ở xã Nghi Trường, xã Nghi Ân có TLB là 5,2% và thấp nhất là ở xã Nghi Thịnh với TLB 3,2%. Vào cuối giai đoạn ra hoa bệnh khơng cịn xuất hiện gây hại và ở xã Nghi Thịnh bệnh kết thúc ngay ỏ giai đoạn đầu của thời kỳ ra hoa.
Qua đây cho thấy, bệnh chủ yếu gây hại ở thời kỳ đầu của cây lạc, phá hại nghiêm trọng ở giai đoạn cây con đến phân cành, đây là thời ký mẫn cảm nhất của cây đối với bệnh. Vào tháng 2, khi bắt đầu gieo trồng và suốt giai
đoạn cây con do điều kiện thời tiết thuận lợi, có mưa phùn, đất giữ ẩm tốt nên bệnh phát sinh phát triển mạnh và gây hại nặng trên đồng ruộng.
Chính vì vậy, cơng tác bảo quản và xử lý hạt giống trước khi gieo trồng là rất cân thiết và quan trọng để có thể đảm bảo về mặt năng suất cũng như chất lượng lạc ở các vụ gieo trồng tiếp theo.