Thành phần bệnh hại lạc vụ xuân 2009 tại huyện Nghi Lộc Nghệ An

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 85 - 90)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.1 Thành phần bệnh hại lạc vụ xuân 2009 tại huyện Nghi Lộc Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn và áp lực về bệnh hại tương đối cao, đặc biệt là nấm hại. Chúng tôi tiến hành điều tra, theo dõi tình hình bệnh hại trên cây lạc ở Nghi Lộc - Nghệ An vào vụ xuân năm 2009 (từ đầu tháng 2/2009 đến giữa tháng 6/2009) cho thấy thành phần bệnh nấm hại lạc ở vùng này khá phong phú. Kết quả được trình bày ở bảng 4.16.

Từ kết quả bảng 4.16 cho thấy, thành phần bệnh nấm hại trên cây lạc tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An gồm có 11 bệnh. Trong đó, đáng chú ý là bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc và bệnh héo rũ gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger là hai loại nấm bệnh phá hại mạnh trên các giống lạc làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lạc, đây cũng là 2 loại bệnh mà chúng tôi tập trung nghiên cứu trong đề tài này. Bên cạnh đó, bệnh đốm nâu và bệnh gỉ sắt cũng là 2 loại bệnh hại lá với mức độ gây hại rất cao. Các bệnh còn lại như cháy lá, đốm đen,... gây hại nhẹ, không ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Bảng 4.16. Thành phần bệnh nấm hại lạc vụ xuân 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An

STT Tên bệnh Tên khoa học Bộ Thời kỳ xuất hiện bệnh MĐPB Bộ phận bị hại

1 Thối gốc mốc đen Aspergillus niger Van Tiegh Plectascales Nẩy mầm, cây con ++ Hạt, cổ rễ, mầm

2 Thối gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc Sterilales cây con- thu hoạch + Hạt, thân sát mặt đất

3 Mốc vàng Aspergillus flavus Link Plectascales Nẩy mầm, cây con + Hạt, rễ trụ, lá mầm, mầm

4 Mốc xanh Penicillium spp. Plectascaless Cây con + Trụ rễ, lá mầm

5 Lở cổ rễ Rhizocotina solani Kuhn Sterilales Nẩy mầm - trưởng thành + Cổ rễ

6 Đốm nâu Cercospora archidicola Hori Moniliales Trưởng thành - quả chắc +++ Lá

7 Đốm đen Cercospora personata Back & Curtis Moniliales Quả non - chín - thu hoạch ++ Lá

8 Thối nâu Fusarium spp. Moniliales Cây con, quả + Trụ rễ, lá mầm

9 Gỉ sắt Puccinia archidis Speg Uzedinales Quả non- thu hoạch +++ Lá

10 Cháy lá Pestalotiopsis sp. Melanconiales Trưởng thành đến thu hoạch + Trưởng thành đến thu hoạch

11 Thối quả, tia quả Pythium sp. Peronosporales Cả thời gian sinh trưởng + Rễ, tia quả, quả

Trong số các loài nấm gây hại thì nhóm nấm gây bệnh héo rũ là phổ biến và ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc. Các loài nấm gây bệnh héo rũ lạc thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn cây con, riêng chỉ có nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng thì xuất hiện và gây hại phổ biến từ giai đoạn cây lạc trưởng thành. Về triệu chứng gây hại, chúng tơi có thể mơ tả một số triệu chứng điển hình như sau:

4.4.1.1 Bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger van Tiegh

Nấm bệnh gây hại chủ yếu trong giai đoạn cây con, có thể kéo dài đến giai đoạn trưởng thành, nấm gây hại ở mức độ khá cao tại các địa điểm chúng tôi điều tra. Triệu chứng bệnh xuất hiện ngay sau khi cây lạc mọc, khoảng gần cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Cây bị bệnh cành lá bị héo, ở phần gốc thân cổ rễ bị thối đen đó là các sợi nấm và cành bào tử phân sinh có màu đen trơng như bột than, khi nhổ cây lên dễ bị đứt bục gốc. Cắt đoạn gốc thân cây bệnh để ẩm thì sau 1 - 2 ngày xuất hiện lớp nấm màu đen trên phần bị bệnh.

4.4.1.2 Bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii

Nấm bệnh xuất hiện và gây hại từ khi cây lạc được 2 - 3 lá nhưng tỷ lệ này rất thấp, chỉ từ khi cây lạc bắt đầu ra hoa thì bệnh có xu hướng tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng trên đồng ruộng.

Cây con mới bị nhiễm bệnh toàn thân lá bị héo quắt gục xuống vẫn giữ được màu xanh, trên mô bệnh lúc đầu có tản nấm màu trắng mọc đâm tia lan rộng ra xung quanh, về sau hạch nấm xuất hiện ngay trên mô bệnh. Hạch nấm lúc đầu màu trắng như vôi sau chuyển dần thành màu nâu giống hạt cải.

Nấm phát triển làm cho mô bệnh bị mục nát. Ở giai đoạn trưởng thành cây bệnh thường héo từ dưới lên trên, khi nhổ cây lên thường bị đứt tại vết bệnh. Cây bệnh thường đổ gục và chết héo.

4.4.1.3 Bệnh mốc vàng Aspergillus flavus Link

Bệnh xuất hiện ngay sau khi cây lạc mọc, khoảng cuối tháng 2 và kéo dài đến đầu tháng tháng 4. Cây bị bệnh, trên trụ rễ, lá mầm xuất hiện đấm nấm màu xanh vàng, nếu bị nhiễm nặng cây con sẽ bị héo và chết.

4.4.1.4 Bệnh mốc xanh Penicillium spp

Bệnh hại ngay từ khi hạt mới nảy mầm làm cho cây còi cọc, lùn, lá nhỏ mấu xanh vàng, bộ rễ kém phát triển, vết bệnh thường xuất hiện từ phần lá mầm trở xuống dưới trục rễ, trụ rễ cây bệnh thường bị lõm và tại đó mọc lên lớp nấm màu xanh mịn giống như nhung. Bệnh xuất hiện ở mức độ khá cao ở các địa điểm điều tra.

4.4.1.5 Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn

Bệnh hại vào thời kỳ cây con mới mọc gây héo và chết cây con. Vết bệnh ban đầu chỉ là một chấm nhỏ, màu đen ở phần gốc thân sau đó lan nhanh bao bọc xung quanh cổ rễ làm cho cổ rễ bị teo tóp lại, cây gục xuống và chết nhưng thân lá vẫn còn màu xanh. Trên vết bệnh có lớp nấm màu trắng xám, vết bệnh thối mục có màu nâu đen ủng và bệnh lan nhanh khi gặp trời mưa

4.4.1.6 Bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola Hori

Xuất hiện và gây hại rải rác ở giai đoạn cây trưởng thành và tăng đần về cuối vụ. Bệnh xuất hiện với tỷ lệ khá cao ở các khu vực chúng tôi điều tra. Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây ra hoa và quả non. Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu sáng, sau đó lớn dần chuyển sang màu nâu, có quầng vàng, ở mặt trên đậm hơn ở mặt dưới lá.

4.4.1.7 Bệnh đốm đen Cercospora personata Beck & Curtis

Xuất hiện muộn và gây hại ở mức độ nhẹ hơn so với bệnh đốm nâu. Nấm bệnh gây hại chủ yếu ở những lá già phía dưới. Vết bệnh màu đen, đường kính 1 - 5 mm và hầu như khơng có quầng vàng.

4.4.1.8 Bệnh thối nâu Fusarium spp

Bệnh thường xuất hiện ở những ruộng trồng lạc khô hạn kéo dài, cây bệnh bị héo bất ngờ hoặc dần dần. Khi héo bất ngờ thì thấy các lá chuyển sang màu xanh xám, sau đó tồn cây bị khơ đi. Khi cây bị héo chậm tán lá bị hoá màu vàng nhạt và bị rụng đi trước khi cây chết. Khi mang cây bị bệnh về để ẩm trong phịng thí nghiệm khoảng 1 - 3 ngày sau sợi nấm có mầu trắng xốp, mọc ra. Kết quả giám định cho thấy nấm Fusarium spp.

4.4.1.9 Bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis Speg.

Xuất hiện ở giai đoạn ra hoa đâm tia. Vết bệnh hình thành ở mặt dưới của lá, là những ổ nổi màu vàng nâu, xung quanh có quầng vàng. Bệnh làm cho lá biến màu vàng. Bệnh hại nặng dần về cuối vụ.

4.4.1.10 Bệnh cháy lá Pestalotiopsis sp.

Xuất hiện từ giai đoạn trưởng thành đến thu hoạch, tại các địa điểm điều tra chúng tôi thấy bệnh ở mức độ nhẹ. Trên lá các vết bệnh dạng trịn nâu đậm có viền vàng nhạt xuất hiện, vết bệnh lan rộng và kết lại với nhau gây chết hoại, đặc biệt là vùng bìa lá.

Lá bệnh được để ẩm trong phịng thí nghiệm, sau đó soi dưới kính hiển vi thấy ở tâm vết bệnh có nhiều quả thể nhỏ dạng cầu mầu đen, bào tử phân sinh hình thuyền có 5 vách ngăn ngang, cả 2 đầu bào tử đều có từ 1 - 3 tua sợi. Phần gốc thân và cổ rễ khơng có vết bệnh.

4.4.1.11 Bệnh thối tia, thối quả Pythium sp.

Bệnh gây hại ở rễ tia củ và củ non. Trên cây bệnh, bộ rễ biến thành màu nâu, đầu tia củ bị thối, củ non không phát triển. Quan sát cây bệnh thấy bộ lá thường bị héo, thân và cành bị đổ nghiêng ngả.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)