4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.6 Ảnh hưởng của một số biện pháp sinh học và biện pháp hoá học đến diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen và héo rũ gốc mốc trắng hại lạc
diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen và héo rũ gốc mốc trắng hại lạc giống L14 trên đồng ruộng vụ suân 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An
Để tiếp tục đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng và nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen ngồi đồng ruộng nhằm tìm ra biện pháp phịng trừ có hiệu quả nhất, song song với thí nghiệm trên ruộng
của người dân, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng. Tiến hành thử nghiệm hiệu lực phòng trừ nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc và héo rũ gốc mốc đen bằng một số biện pháp sinh học và hóa học, cụ thể: xử lý hạt giống bằng dịch chiết thực vật, xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học và sử dụng chế phẩm nấm T.viride ủ vào phân chuồng hoai mục trước khi bón lót. Theo dõi tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen và héo rũ gốc mốc trằng ở từng công thức, so sánh và đánh giá hiệu quả phòng trừ.
Đối với dịch chiết thực vật, chúng tôi chọn dịch chiết có hiệu quả tốt nhất trong thí nghiệm chậu vại, nhà lưới để tiếp tục thử nghiệm trên đồng ruộng. Qua kết quả thí nghiệm trong điều kiện chậu vại, nhà lưới cho thấy, dịch chiết tỏi 10% có tác dụng tốt nhất đối với việc ức chế nấm bệnh héo rũ gốc mốc trắng và héo rũ gốc mốc đen, đồng thời tỷ lệ cây mọc và tỷ lệ mầm bình thường cao, tỷ lệ mầm dị dạng tương đối thấp. Do đó, chúng tơi tiếp tục thử nghiệm với dịch chiết tỏi 10%.
Đối với thuốc hóa học và chế phẩm nấm T.viride chúng tôi sử dụng
theo liều lượng và nồng độ khuyến cáo. Thuốc Rampart 35SD được sử dụng với liều lượng 20g thuốc pha trong 1 lít nước để xử lý 10 kg hạt giống. Còn chế phẩm nấm T. viride được sử dụng với lượng 3,5kg/sào Bắc bộ (360 m2).