Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi đến mức độ nhiễm bệnh và một số chỉ tiểu sinh trưởng, phát triển của cây lạc giống L14 trong điều kiện chậu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 78 - 80)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1 Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi đến mức độ nhiễm bệnh và một số chỉ tiểu sinh trưởng, phát triển của cây lạc giống L14 trong điều kiện chậu

tiểu sinh trưởng, phát triển của cây lạc giống L14 trong điều kiện chậu vại, nhà lưới

Từ kết quả của thí nghiệm đặt hạt cho thấy CT ngâm hạt vào dịch chiết tỏi 10% trong 5 phút cho hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, chúng tơi chọn nồng độ và thời gian xử lý này để tiếp tục thử nghiệm trong điều kiện chậu vại, nhà lưới. Tiến hành ngâm hạt giống với dịch chiết tỏi 10% trong 5 phút trước khi gieo và phun dịch chiết tỏi 10% khi cây vừa mọc. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn tồn ngẫu nhiên, gồm 4 cơng thức, nhắc lại 4 lần, mỗi công thức 100 hạt.

Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây mọc, tỷ lệ mầm bình thường, tỷ lệ mầm dị dạng, tỷ lệ cây nhiễm nấm A.niger và tỷ lệ cây nhiễm nấm S.rolfsii. Kết quả được thể hiện ở bàng 4.13.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi 10% đến mức độ nhiễm bệnh và một số chỉ tiểu sinh trưởng, phát triển của cây lạc giống L14 trong điều

kiện chậu vại, nhà lưới

Chỉ tiêu theo dõi

Công thức TL cây mọc (%) TL mầm dị dạng (%) TL cây nhiễm A.niger (%) TL cây nhiễm S.rolfsii (%) TL mầm bình thường (%) CT1 91,8a 1,5b 13,5a 1,5a 57,0d CT2 88,5b 3,8a 5,5c 0,5c 74,5b CT3 89,0b 4,0a 3,5d 0,3c 81,8a CT4 91,5a 1,5b 10,5b 1,0b 65,0c CV% 1,0 6,7 5,9 2,1 4,2

LSD0,05 1,77 0,34 0,92 0,03 5,56

Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì khơng khác nhau ý nghĩa ở mức  = 0,05.

CT1 (đối chứng): không xử lý

CT2: ngâm hạt vào dịch chiết tỏi 10% trong 5 phút trước khi gieo. CT3: ngâm hạt vào dịch chiết tỏi 10% trong 5 phút trước khi gieo -> phun dịch chiết tỏi 10% khi cây vừa mọc.

CT4: Phun dịch chiết tỏi 10% khi cây vừa mọc. Qua bảng 4.13 cho thấy:

Về tỷ lệ cây mọc: TL cây mọc sau gieo nói lên khả năng nảy mầm của hạt giống. Ở CT đối chứng, TL cây mọc là 91,8%, TL cây mọc ở CT2 là 88,5%, TL cây mọc ở CT3 là 89% và TL cây mọc ở CT4 là 91,5%. Tuy nhiên, ở độ tin cậy 95%, tỷ lệ cây mọc ở CT2 và CT3 là như nhau vì ỏ cả 2 CT này hạt giống đều được ngâm vào dịch chiết tỏi trước khi gieo. Tỷ lệ cây mọc ở CT đối chứng và CT4 cũng như nhau do ở 2 CT này hạt giống trước khi gieo đều chỉ ngâm vào nước cất.

Về tỷ lệ cây nhiễm A.niger: có sự khác biệt giữa CT đối chứng và các CT khác. CT đối chứng có TL nhiễm A.niger cao nhất (13,3%). Ở CT2, khi ngâm hạt với dịch chiết tỏi 10% trong 5 phút trước khi gieo có hiệu quả rất tốt trong việc ức chế nấm A.niger (TLB là 5,5%). Tuy nhiên, ở CT3, khi ngâm

hạt giống vào dich chiết trước khi gieo kết hợp với phun dịch chiết tỏi lúc cây vừa mọc cho hiệu quả tốt nhất với TL cây nhiễm A.niger là 3,5%. CT4 có khả năng ức chế nấm A.niger kém nhất, TL cây nhiễm A.niger là 10,5%.

Về tỷ lệ nhiễm S.rolfsii: TL nhiễm S.rolfssi ở CT đối chứng là 1,5% và ở CT2 là 0,5%. Ở CT3, khi kết hợp ngâm hạt giống vào dich chiết trước khi gieo kết hợp với phun dịch chiết tỏi lúc cây vừa mọc cho hiệu quả tốt nhất với TL cây nhiễm S.rolfsii thấp nhất (0,3%). Tuy nhiên, ở độ tin cây 95% thì tỷ lệ cây nhiễm S.rolfsii ở CT2 và CT3 là như nhau. CT4 có khả năng ức chế nấm

S.rolfsii kém nhất, TL cây nhiễm S.rolfsii ở CT4 là 1,0%.

Về tỷ lệ mầm dị dạng: CT đối chứng và CT4 có TL mầm dị dạng thấp nhất (1,5%), vì ở cả 2 công thức này hạt giống đều chỉ ngâm vào nước cất trước khi gieo. CT2 có TL mầm dị dạng thấp nhất (3,8%) và TL mầm dị dạng ở CT3 là 4,0%. Tuy nhiên, ở độ tin cây 95%, TL mầm dị dạng ở CT2 và CT3 là như nhau.

Về tỷ lệ mầm bình thường (TLMBT): TLMBT ở CT đối chứng thấp nhất (57%), TLMBT ở CT2 là 74,5%, TLMBT cao nhất ở CT3 (81,8%), TLMBT ở CT4 là 69,3%.

Từ kết quả thí nghiệm trên cho thấy, ở các CT xử lý bằng dịch chiết tỏi 10% đều làm giảm TL cây nhiễm bệnh, tăng TL mầm bình thường. Khả năng này đạt cao nhất tại CT3, tức khi ngâm hạt giống với dịch chiết tỏi 10% trong 5 phút kết hợp với phun dịch chiết tỏi 10% lúc cây vừa mọc thì TL mầm bình thường cao nhất, đạt 81,8%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)