3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng
3.3.1.1 Phương pháp điều tra bệnh
Chọn ruộng điều tra đại diện cho vùng, giống, địa thế đất, công thức luân canh, mật độ trồng, có diện tích từ 300 m2 trở lên. Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, theo phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật (2002).
Để xác định thành phần bệnh hại lạc, tại mỗi điểm điều tra chúng tôi tiến hành điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên không cố định điểm, định kỳ 7 ngày/1 lần.
Để điều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen (A.niger) và bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii): Điều tra cố định theo phương pháp 5 điểm chéo
góc, mỗi điểm điều tra 50 cây. Điều tra định kỳ 7 ngày/1 lần, Đánh giá mức độ thiệt hại (tính TLB %).
Định kỳ điều tra theo thời gian sinh trưởng của cây lạc:
Giai đoạn cây con (từ khi mọc đến 7 – 8 lá).
Giai đoạn ra hoa.
Giai đoạn hình thành quả.
Giai đoạn quả vào chắc đến thu hoạch.
3.3.1.2 Phương pháp chẩn đoán bệnh
Chẩn đốn bệnh ngồi đồng ruộng: Dựa vào triệu chứng biểu hiện bệnh bên ngồi điển hình.
Chẩn đốn bệnh trong phịng: Tiến hành thu thập mẫu bệnh - phân lập, ni cấy trong phịng thí nghiệm - Kiểm tra bằng kính hiển vi - Phân loại theo các tài liệu giám định bệnh.
3.1.3.3. Thử nghiệm chế phẩm sinh học Trichoderma viride phòng trừ bệnh héo rũ lạc trên đồng ruộng
thí nghiệm, trong điều kiện chậu vại, nhà lưới cũng như được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi để phòng trừ nấm héo rũ lạc trên đồng ruộng. Tuy nhiên, ở vùng Nghi Lộc - Nghệ An người dân lại hầu như chưa biết đến loại chế phẩm này và chưa được ứng dụng trong sản suất. Vì vậy, chúng tơi tiến hành thử nghiệm chế phẩm sinh học T. viride để phòng trừ bệnh héo rũ lạc do nấm gây ra trên đồng ruộng.
Thí nghiệm được tiến hành trên giống lạc L14, gồm 2 cơng thức, lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 250 m2.
Chọn 3 ruộng đại diện cho vùng, mỗi ruộng có diện tích 500 m2. Chia mỗi ruộng thành 2 ơ bằng nhau (mỗi ơ có diện tích 250 m2), một ơ được xử lý chế phẩm T.viride, một ô không xử lý chế phẩm để làm đối chứng.
Chế phẩm T. viride được trộn vào phân chuồng hoai mục và ủ trước khi bón 10 - 15 ngày, với liều lượng 3,5 kg/sào Bắc bộ (360 m2).
Lượng phân chuồng sử dụng: 10 - 14 tấn/ha, tức 5 - 7 tạ/sào Trung bộ (500 m2).
CT1 (đối chứng): không xử lý.
CT2: Sử dụng chế phẩm T. viride trộn vào phân chuồng hoai mục trước khi bón 10 - 15 ngày. Lượng dùng 2,43 kg/3 tạ phân chuồng/ô (250 m2).
Chỉ tiêu theo dõi: đánh giá hiệu lực đối kháng của nấm T. viride với
nấm A. niger và nấm S. rolfsii gây bệnh héo rũ lạc. Theo dõi tỷ lệ bệnh ở CT thí nghiệm và CT đối chứng, so sánh hiệu quả phòng trừ nấm gây bệnh héo rũ lạc bằng chế phẩm sinh học T.viride.
3.1.3.4 Thử nghiệm dịch chiết tỏi, chế phẩm nấm Trichoderma viride và thuốc hố học trong phịng trừ bệnh héo rũ lạc trên đồng ruộng
Dịch chiết thực vật hầu hết mới chỉ thử nghiệm trong đặt hạt ở phịng thí nghiệm và một số ít được thử nghiệm trong nhà lưới, ở ngoài đồng ruộng hầu như chưa được thử nghiệm và rất ít được quan tâm. Vì vậy, trong phạm vi
đề tài chúng tôi tiến hành thử nghiệm dịch chiết tỏi để xử lý hạt giống trước khi gieo và sử dụng dịch chiết để phun lên cây khi cây vừa mọc. Đồng thời, để so sánh hiệu lực ức chế nấm gây bệnh héo rũ lạc của dịch chiết tỏi với thuốc hóa học và biện pháp sinh học khác chúng tôi đã sử dụng chế phẩm nấm T.viride và thuốc hóa học Rampart 35SD trong thí nghiệm này.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh (RCB), gồm 6 cơng thức, lặp lại 3 lần, diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 25 m2.
CT1 (đối chứng): không xử lý.
CT2: Xử lý hạt giống bằng dịch chiết tỏi 10% trước khi gieo.
CT3: Xử lý hạt giống bằng dịch chiết tỏi 10% trước khi gieo và phun dịch tỏi 10% khi cây vừa mọc.
CT4: Phun dịch chiết tỏi 10% khi cây vừa mọc.
CT5: Xử lý hạt giồng bằng thuốc Rampart 35SD trước khi gieo (2g/1kg hạt giống).
CT6: Sử dụng chế phẩm T.viride ủ vào phân chuồng trước khi bón lót 10 ngày. Lượng dùng 243g/30 kg phân chuồng/ơ (25m2).
Chỉ tiêu theo dõi: theo dõi tỷ lệ bệnh ở các cơng thức và so sánh hiệu quả phịng trừ nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen (A.niger) và nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii) bằng dịch chiết thực vật, chế phẩm sinh học
T.viride và thuốc hóa học.