Thành phần nấm hại hạt giống lạc thu thập ở vùng Nghi Lộc Nghệ An vụ xuân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 51 - 57)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Thành phần nấm hại hạt giống lạc thu thập ở vùng Nghi Lộc Nghệ An vụ xuân

An vụ xuân 2008

Bệnh nấm hại hạt giống là một trong những mối quan tâm, lo ngại của nhiều vùng trồng lạc trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bởi chúng là nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lạc đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. Khi sản xuất ngày càng được mở rộng và việc vận chuyển trao đổi giống giữa vùng này sang vùng khác, quốc gia này với quốc gia khác ngày càng tăng thì tình hình dịch hại cũng gia tăng và diễn biến khá phức tạp. Do đó cơng tác kiểm tra, giám định nấm hại hạt giống lạc trước khi đưa vào gieo trồng là rất cần thiết. Từ đó có thể tránh được sự lan truyền của dịch hại từ vụ này qua vụ khác vào trong quá trình sản xuất, đồng thời tìm ra được biện pháp bảo quản hạt giống phù hợp, phòng trừ hợp lý, hiệu quả và hạn chế được sự phá hại của các loài nấm.

Nghi Lộc là một trong những huyện có diện tích trồng lạc lớn ở Nghệ An. Tuy nhiên, hàng năm nguời dân ở đây phải chịu những tổn thất rất lớn do bệnh nấm hại lạc gây ra. Nấm gây bệnh phá hại suốt cả thời gian sinh trưởng của cây trên đồng ruộng cũng như trong quá trình bảo quản. Mặt khác, người dân lại chưa có biện pháp nào mang lại hiệu quả trong viêc phòng trừ, hạn chế tác hại của chúng, đặc biệt là nấm gây hại trên hạt giống. Vì vậy, chúng tơi đã tiến hành điều tra, xác định thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc vùng Nghi Lộc – Nghệ An bằng phương pháp đặt ẩm. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, hiệu quả kinh tế cao.

Qua quá trình kiểm tra và giám định bệnh nấm hại hạt giống lạc, chúng tôi đã xác định được 7 lồi nấm gây hại chính trên 27 mẫu hạt giống lạc được thu thập tại 3 xã thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An: xã Nghi Trường, xã Nghi Ân và xã Nghi Thịnh. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần bệnh nấm hại trên hạt giống lạc thu thập ở vùng Nghi Lộc - Nghệ An vụ xuân năm 2008

TT Tên nấm Bộ Mức độ

nhiễm bệnh

1 Aspergillus niger Van Tiegh Plectascales +++

2 Aspergillus flavus Link Plectascales +++

3 Aspergillus parasiticus Speare Plectascales ++

4 Penicillium sp. Plectascales ++

5 Rhizopus sp. Mucorales +

6 Sclerotium rolfsii Sacc Sterilales +

7 Fusarium sp. Moniliales +

Ghi chú: +: Tỷ lệ hạt nhiễm nấm dưới 5% ++: Tỷ lệ hạt nhiễm nấm 5 đến 15% +++: Tỷ lệ hạt nhiễm nấm trên 15%

Qua bảng 4.1 cho thấy, có 7 lồi nấm gây hại chính trên hạt giống lạc với mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài nấm, từng địa điểm lấy mẫu.

Xuất hiện phổ biến trong số các loài nấm hại trên hạt là các loài nấm

Aspergillus niger, Aspergillus flavus, và Penicillium sp. Một số lồi nấm ít

phổ biến hơn là Aspergillus parasiticus, Rhizopus sp. và Fusarium sp. Ít phổ biến nhất là nấm Sclerotium rolfsii.

Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy đáng lo ngại ở đây không chỉ là mức độ phổ biến và khả năng gây hại của các loài nấm hại hạt mà một diều

cần quan tâm nữa là khả năng sinh độc tố và một số hợp chất thứ cấp gây hại đến sức khỏe con người của chúng. Nhóm nấm Aspergillus spp., Penicillium sp., Fusarium sp. đều có khả năng sản sinh nhiều lồi độc tố, trong đó nguy hiểm nhất phải kể đến các loài thuộc nhóm nấm Aspegillus sp., tiêu biểu là Aspergillus niger, Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus có thể sản

sinh độc tố gây bệnh ung thư gan ở người.

Khi kiểm tra, giám định bệnh trên hạt trước khi ủ, khơng nhận thấy có sự khác nhau giữa hạt khỏe và hạt bị nhiễm nấm bệnh. Do vậy, nhận biết từng lồi nấm hại để xác định sự có mặt của nó trên hạt hay khơng là rất cần thiết. Với mục đích đó chúng tơi giám định từng lồi nấm bệnh trên. Triệu chứng và mức độ gây hại trên hạt của một số lồi nấm hại chính như sau:

4.4.1.1 Nấm Aspergillus flavus

Nấm gây hại chủ yếu trên hạt ở giai đoạn bảo quản gây hiện tượng thối hạt. Trong quá trình bảo quản, điều kiện bảo quản không tốt bệnh dễ phát sinh và lan sang các hạt khác làm giảm chất lượng hạt. Đặc biệt, nấm có khả năng sinh độc tố gây bệnh ung thư cho người và động vật. Đây là loài nấm bán hoại sinh, phát triển rất nhanh và có thể phát hiện một cách dễ dàng bằng phương pháp đặt ẩm. Tuy nhiên, nếu bảo quản hạt giống tốt, đảm bảo độ ẩm hạt dưới 13% và nhiệt độ dưới 20oC thì tỷ lệ hạt nhiễm nấm A. flavus giảm đáng kể.

Nấm A. flavus thường bảo tồn dưới dạng sợi nấm hoặc bào tử phân sinh tồn tại trên vỏ hạt hoặc trong phôi hạt ngồi ra chúng cịn tồn tại rất phổ biến trong đất, rác thực vật hoặc tàn dư cây trồng và dễ dàng lan truyền gây bệnh hại cho cây vụ sau.

Qua kiểm tra các mẫu lạc thu thập từ 3 xã Nghi Trường, Nghi Ân và Nghi Thịnh thuộc huyện Nghi Lộc, chúng tôi thấy 100% số mẫu bị nhiễm loại nấm này với tỷ lệ cao. Hạt bị nhiễm nấm A. flavus bị bao phủ bởi lớp nấm mầu vàng đến nâu vàng được tạo thành từ các cành bào tử phân sinh mọc thưa thớt hoặc

thành cụm dày đặc, bao phủ từng phần hoặc toàn bộ hạt, xen lẫn là các đốm trắng đó là những thể bình cịn non. Bào tử dạng hình cầu đến gần cầu thường gồ ghề có màu xanh nhạt. Cành bào tử phân sinh có cuống dài, nhẵn mượt, trong suốt, mọc thành cụm, đỉnh cành phình to trịn mọc tỏa xịe. Cuống cấp 1 có sự hiện diện nhỏ, cuống cấp 2 nhỏ hình ống tiêm. Nấm có khả năng sinh độc tố trên hạt như: Aflatoxin B1 và B2, axit Aspergillic, axit - nitripropionic...

4.4.1.2 Nấm Aspergillus niger

Kết quả giám định cho thấy tản nấm của A. niger phát triển mạnh có thể bao phủ tồn bộ hạt, màu nâu sẫm đến đen. Thân cành bào tử phân sinh dài, mượt không màu đến màu nâu nhạt. Đầu cành hình cầu, vách dày, sinh sản tồn bộ bề mặt. Cuống cấp 1 có sự hiện diện dài, hình ống tiêm, màu nâu nhạt. Bào tử phân sinh hình cầu đến elíp, ghồ ghề, màu nâu tối đến đen. Nấm sinh ra độc tố: Malformin C, Naphthoquinnone...

4.4.1.3 Nấm Aspergillus parasiticus

Tản nấm của A.parasiticus có màu xanh đến xanh tối. Đầu cành toả xoè hình quạt. Thân cành dài, ghồ ghề. Cuống cấp 1 rất ít hoặc khơng có, cuống cấp 2 hình ống tiêm với cổ rộng và dài. Bọc bào tử hình cầu, bào tử phân sinh trịn, hơi thon, có gợn gai, màu hơi xanh.

Nấm sinh độc tố: Aflatoxin B2 gây bệnh cho người và gia súc.

4.4.1.4 Nấm Rhizopus sp.

Qua giám định cho thấy tản nấm có màu trắng xám mọc rậm rạp bao phủ lấy hạt. Bọc bào tử hình cầu màu đen, trên đầu có đính rất nhiều chuỗi bào tử phân sinh xoè rộng. Bào tử phân sinh hình cầu màu đen nâu sáng. Cành bào tử phân sinh dài, trơn nhẵn.

Sợi nấm có mọc rễ giả bám trên bề mặt hạt. Tuy là nấm hoại sinh nhưng với tốc độ sinh trưởng của nấm này thì hạt bị nhiễm nhanh chóng bị mất sức nảy mầm (do thiếu dinh dưỡng là chính) và bị thối hỏng hoặc nếu có mầm thì mầm bị thối.

4.4.1.4 Nấm Rhizopus sp.

Qua giám định cho thấy tản nấm có màu trắng xám mọc rậm rạp bao phủ lấy hạt. Bọc bào tử hình cầu màu đen, trên đầu có đính rất nhiều chuỗi bào tử phân sinh xoè rộng. Bào tử phân sinh hình cầu màu đen nâu sáng. Cành bào tử phân sinh dài, trơn nhẵn.

Sợi nấm có mọc rễ giả bám trên bề mặt hạt. Tuy là nấm hoại sinh nhưng với tốc độ sinh trưởng của nấm này thì hạt bị nhiễm nhanh chóng bị mất sức nảy mầm (do thiếu dinh dưỡng là chính) và bị thối hỏng hoặc nếu có mầm thì mầm bị thối.

4.4.1.5 Nấm Fusarium sp.

Qua giám định cho thấy trên hạt tản nấm có màu trắng. Nấm tạo hai loại bào tử phân sinh. Bào tử phân sinh lớn hình lưỡi liềm, trong 3 - 5 ngăn. Bào tử phân sinh nhỏ hình trứng hoặc thận đơn hoặc 2 tế bào hình thành dưới dạng bọc giả trên cành bào tử phân sinh không phân nhánh mọc trực tiếp tử sợi nấm.

4.4.1.6 Nấm Penicillium sp.

Qua giám định trên hạt cho thấy, tản nấm của Penicillium sp. có màu xanh lá cây đến nâu xám. Cành bào tử phân sinh phân nhánh 2 - 4 lần theo nhiều kiểu khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại. Đỉnh cành hình cầu, nhẵn hoặc gợn gai.

4.4.1.7 Nấm Sclerotium rolfsii

Qua giám định cho thấy, tản nấm Sclerotium rolfsii màu trắng mịn

mượt mọc toả xoè ra xung quanh, đầu sợi có dạng đâm tia. Sợi nấm kết lại như bện, mọc lan toả rất nhanh, bao phủ toàn bộ hạt nhiễm và lan sang các hạt khác. Nấm có khả năng hình thành nhiều hạch, hạch cịn non có màu trắng hơi vàng, sau chuyển sang màu cánh dán rồi màu nâu tối, hơi dẹt đều như hạt cải, kích thước từ 2 – 3 mm.

Như vậy, qua kết quả giám định trên cho thấy, tuy có sự phong phú về hình dạng nhưng mỗi lồi nấm đều có đặc điểm đặc trưng riêng để chúng ta có thể nhận biết chúng.

sp. trên hạt lạc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LẠC TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)