Xử lý vi phạm hành chính về đất đai trong cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 33)

Nhằm phát hiện và xử lý dứt điểm các sai phạm, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật về đất đai trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020.

Trước các vi phạm về quản lý đất đai diễn ra tại nhiều nơi, nhiều lĩnh vực có liên quan, thời gian qua cơ quan quản lý nhà nước đã tăng cường công tác tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp về những hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. Theo Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ khi thiết lập đường dây nóng (tháng 4-2016) đến nay, cơ quan này đã tiếp nhận khoảng 1.700 thông tin phản ánh tình hình sai phạm về đất đai, trong đó chủ yếu là tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu liên quan đến công tác cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay, cả nước đã có 48 địa phương thiết lập và công bố đường dây nóng. Thông qua công tác tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến đất đai nhanh chóng, công khai, minh bạch, nhiều vụ việc đã được xử lý nghiêm, hiệu quả trong quản lý được nâng cao, đặc biệt, qua đó đã được nhân dân hoan nghênh, hưởng ứng. Tuy nhiên, dù đã được tăng cường, đổi mới trong quản lý, song các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực này ở một số nơi còn diễn biến phức tạp, vẫn xảy ra các vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại các dự án chưa được làm rõ, chấn chỉnh kịp thời, dẫn đến khiếu kiện kéo dài gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước và lòng tin của người dân,...

Nguyên nhân khách quan do đất đai là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân; một số quy định về đất đai chưa thật sự đồng bộ với pháp luật khác có liên quan; công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là một số địa phương, một bộ phận cán bộ có liên quan chưa làm tốt vai trò được giao. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh công tác quản lý đất đai trong thời gian tới, các cơ quan có trách nhiệm và các địa phương cần tiếp tục tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, tăng cường công tác tổ chức tiếp nhận, xử lý tốt phản ánh của nhân dân về các vi phạm về đất đai; nắm bắt, xử lý kịp thời các thông tin mà báo chí và dư luận quan tâm. Thực hiện hiệu quả vấn đề này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển (Dũng Minh, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)