Xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 34)

Trong thời gian qua, tình trạng các công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng,.. vẫn xảy ra nhiều, phức tạp tại một số địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc. Nhất là tình trạng

xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng môi trường, gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị. Trước tình trạng đó, các cấp chính quyền chưa có biện pháp xử lý, ngăn chặn, răn đe chưa đủ mạnh. heo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, các hành vi vi phạm Luật Đất đai chủ yếu là lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích để xây dựng nhà, công trình trên đất nông nghiệp, dựng lều, quán bán hàng trên đất hành lang giao thông,… Hết tháng 12/2016, các cấp, ngành đã kiểm tra, lập hồ sơ xử lý 10.365 trường hợp, trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 2.164 trường hợp; vận động tháo dỡ 3.320 trường hợp; tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm đối với 643 trường hợp; rà soát, công nhận quyền sử dụng đất cho 4.238 trường hợp.

Trước tình hình đó, tháng 5/2012 UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 10 về việc tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng đất đai; công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố, thị xã nếu để xảy ra hành vi lấn chiếm làm nhà trái phép, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích, khai thác đất trên địa bàn quản lý. Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa 15 đã ban hành Nghị quyết 81 về tăng cường việc thực hiện chính sách pháp luật quản lý đất đai tại tỉnh. Thực hiện Nghị quyết, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm số vụ vi phạm Luật Đất đai. Với các biện pháp nêu trên, cộng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương, nhất là trong việc tháo gỡ những vướng mắc từ cơ sở, những vi phạm đất đai trên địa bàn tỉnh đã dần được đẩy lùi. Kết quả, từ ngày 1/7/2014 đến hết ngày 31/8/2015, toàn tỉnh còn 350 vụ vi phạm lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích với diện tích 21.470m2 đất (Bích Phượng, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)