Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại thành phố Bắc Ninh
4.4.1. Đánh giá của người vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố Bắc
ĐAI TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
4.4.1. Đánh giá của người vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố Bắc Ninh Bắc Ninh
4.4.1.1. Đánh giá về cán bộ, công chức liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về đất đai
Theo Bảng 4.9 đánh giá của người vi phạm về thái độ người lập biên bản vi phạm hành chính đối với người vi phạm cho thấy, có 2/90 người được phỏng vấn có ý kiến cho rằng cán bộ, công chức trong quá trình lập biên bản có thái độ gây sách nhiễu, phiền hà (chiếm 2,22%), có 88/90 ý kiến cho rằng cán bộ, công chức khi lập biên bản có tiếp thu và lắng nghe ý kiến của người vi phạm (chiếm 97,78%). Như vậy, theo đánh giá chủ quan của người vi phạm cho thấy cán bộ, công chức trong quá trình lập biên bản người vi phạm đa phần đã tiếp thu, lắng nghe ý kiến của người vi phạm, tuy nhiên còn một số cho rằng cán bộ, công chức trong khi lập biên bản có thái độ sách nhiễu, phiền hà,...
Bảng 4.9. Đánh giá về thái độ người lập biên bản vi phạm hành chính đối với người vi phạm
Đánh giá về thái độ người lập biên bản vi phạm hành chính
Ý kiến trả lời của người được phỏng vấn Số phiếu
(phiếu)
Tỷ lệ (%) Sách nhiễu, gây phiền hà 02 2,22 Tiếp thu, lắng nghe ý kiến 88 97,78
Qua đánh giá về trình tự xử phạt vi phạm hành chính tại Bảng 4.10 cho thấy có 3/90 người có ý kiến trả lời cho rằng người xử phạt thực hiện đúng trình tự xử phạt vi phạm (chiếm 3,33%); 87/90 người trả lời không rõ (chiếm 96,67%) và không có ý kiến nào cho cho rằng người xử phạt không thực hiện đúng trình tự xử phạt vi phạm.
Bảng 4.10. Đánh giá về trình tự xử phạt vi phạm hành chính
Người xử phạt vi phạm hành chính có thực hiện đúng trình tự xử phạt
vi phạm
Ý kiến trả lời của người được phỏng vấn Số phiếu (phiếu) Tỷ lệ (%) Không đúng 0 0,00 Đúng 3 3,33 Không rõ 87 96,67
Từ kết quả trên cho thấy người vi phạm hiểu biết pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về đất đai còn nhiều hạn chế, cần có những biện pháp tuyên truyền để nhân dân biết và thực hiện.
Bảng 4.11. Một số đánh giá của người vi phạm có khiếu nại, khiếu kiện về Quyết định hành chính STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu (phiếu) Tỷ lệ (%)
1. Đánh giá thủ tục giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện về Quyết định hành chính đối với người bị xử phạt
1.1 Thủ tục giải quyết đơn giản 0 0,00 1.2 Thủ tục giải quyết phức tạp. Lý do: 2 2,22 1.2.1 Thời hạn giải quyết khiếu nại, khiếu kiện dài 1 1,11 1.2.2 Hồ sơ giải quyết khiếu nại, khiếu kiện còn rườm rà 2 2,22 1.2.3 Việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện còn ngại va chạm 0 0,00
2. Thái độ người giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về Quyết định hành chính
2.1 Nhiệt tình, chủ động 0 0,00
2.2 Né tránh, ngại va chạm 2 2,22 3. Đánh giá cơ sở vật chất nơi giải quyết khiếu nại, khiếu
kiện về Quyết định hành chính
3.1 Khang trang, đầy đủ tiện nghi 2 2,22 3.2 Thiếu cơ sở vật chất, trang bị cần thiết để giải quyết khiếu
nại, khiếu kiện 0 0,00
Từ Bảng 4.11 qua phỏng vấn 90 người bị xử phạt vi phạm hành chính, có 2/90 người có đơn khiếu nại và khiếu kiện về Quyết định hành chính đã ban hành. Người bị xử phạt cho rằng Quyết định xử phạt sai đối tượng, không đúng trình tự, thời gian,... Theo kết quả bảng 4.11 có 2,22% người có khiếu nại, khiếu
kiện cho rằng thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu kiện phức tạp còn rườm rà; có 1,11% cho rằng thời hạn giải quyết kéo dài và có 2,22% thái độ người giải quyết khiếu nại, khiếu kiện còn né tránh, ngại va chạm.
4.4.1.2. Đánh giá về xử phạt vi phạm hành chính về đất đai
Bảng 4.12. Một số đánh giá về hình thức xử phạt,mức xử phạt vi phạm hành chính về đất đai
STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu (phiếu) Tỷ lệ (%) 1. Đánh giá về hình thức xử phạt 1.1 - Đúng quy định 12 13,33 1.2 - Không đúng quy định 0 0,00 1.3 - Không rõ đúng hay không đúng quy định 78 86,67
1.4 - Ý kiến khác 0 0,00
2. Đánh giá về mức xử phạt
2.1 - Hợp lý 13 14,44
2.2 - Không hợp lý 0 0,00
2.3 - Không rõ hợp lý hay không hợp lý 77 85,56 3. Hình thức và mức xử phạt có đủ răn đe người vi phạm
3.1 - Có 87 96,67
3.2 - Không 3 3,33
4. Đánh giá việc công khai khi bị xử phạt
4.1 - Có công khai 90 100
4.2 - Không công khai 0 0,00
4.3 - Ý kiến khác 0 0,00
Tại Bảng 4.12, cho thấy trong số 90 người phỏng vấn, có 12/90 người với 13,33% cho rằng về hình thức xử phạt thì người xử phạt đã thực hiện đúng theo quy định; 78/90 người trả lời không rõ hình thức xử phạt đúng hay không đúng quy định với 86,67%. Ngoài ra, khi được hỏi đánh giá như thế nào về mức xử phạt có hợp lý hay không hợp lý thì có 13/90 người với 14,44% trả lời có hợp lý; 77/90 người với 85,56% trả lời không rõ hoặc không biết. Qua các tiêu chí đánh giá trên cho thấy người vi phạm nhận thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật về đất đai cần tăng cường hơn và sâu sát hơn. Đồng thời khi phỏng vấn về hình thức và mức xử phạt có đủ sức răn đe người vi phạm có 87/90 người trả lời có răn đe. Đánh giá về việc công khai khi bị xử phạt, qua phỏng vấn 90 người thì 100% có
đánh giá công khai khi xử phạt. Qua đây cho thấy việc xử phạt vi phạm rất công khai, dân chủ.
4.4.1.3. Một số đánh giá khác của người vi phạm hành chính về đất đai
Theo Bảng 4.13 trong tổng số 90 vụ vi phạm hành chính về đất đai được điều tra thì có tới 51 vụ vi phạm tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (chiếm 56,67%), trong đó hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp có 50 vụ chiếm 55,56%.
Bảng 4.13. Các hình thức vi phạm của hộ gia đình, cá nhân
STT Các hình thức vi phạm Số phiếu (phiếu) Tỷ lệ (%) 1. Lấn đất 9 10,00 2. Chiếm đất 31 34,44
3. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Gồm: 51 56,67 3.1 Trồng lúa sang trồng cây lâu năm 0 0,00 3.2 Trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản 1 1,11 3.3 Trồng lúa sang đất phi nông nghiệp 50 55,56 3.4 Trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thủy sản 0 0,00 3.5 Trồng cây hàng năm sang đất phi nông nghiệp 0 0,00 4. Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp. Gồm: 1 1,11 4.1 Đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở 1 1,11 4.2 Đất sản xuất kinh doanh sang thương mại dịch vụ 0 0,00 4.3 Đất công trình sự nghiệp sang đất phi nông nghiệp 0 0,00
Theo kết quả trên cho thấy hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp là hành vi phổ biến nhất. Hành vi lấn đất có 09 vụ vi phạm (chiếm 10%), hành vi chiếm đất có 31 vụ vi phạm (chiếm 34,44%) các hành vi này xảy ra ở một số hộ gia đình, cá nhân có đất ở xen canh với đất nông nghiệp hoặc chiếm dụng đất công cộng, làm nhà ở,...
Bảng 4.14. Đánh giá khác của người vi phạm hành chính về đất đai STT Tiêu chí đánh giá STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu (phiếu) Tỷ lệ (%) 1. Hình thức xử phạt chính 1.1 Cảnh cáo 0 0,00 1.2 Phạt tiền 90 100 2. Có bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung 2.1 Không 30 33,33 2.2 Có. Gồm: 60 66,67
2.2.1 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm 20 22,22 2.2.2 Buộc trả lại đất đã lấn chiếm 11 12,22 2.2.3 Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất 52 57,78
3. Việc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3.1 Có chấp hành 59 65,56 3.2 Không chấp hành. Lý do: 31 34,44 3.2.1 Không có tiền nộp phạt 42 46,66 3.2.2 Mức xử phạt quá cao 29 32,22 3.2.3 Trình tự xử phạt không đúng 12 13,33 3.2.4 Ý kiến khác 1 1,11
Theo Bảng 4.14 về hình thức xử phạt chính là phạt tiền (chiếm 100%), đồng thời có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung gồm: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm. Việc chấp hành Quyết định xử phạt VPHC có 59/90 người chấp hành (chiếm 65,56%), còn 34,44% hộ gia đình, cá nhân được phỏng vấn không chấp hành Quyết định xử phạt, một số ý kiến do không có tiền nộp phạt (chiếm 46,66%), mức xử phạt cao (chiếm 32,22%), trình tự xử phạt không đúng (chiếm 13,33%) và 01 người có ý kiến khác.