Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 50)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Bắc Ninh

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

- Thu chi ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước tại thành phố Bắc Ninh hàng năm đều tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua, là một trong những địa phương có số thu ngân sách đạt mức cao của tỉnh. Tổng thu năm 2016 đạt trên 3.651 tỷ đồng; năm 2015 đạt khoảng 1.206 tỷ đồng; năm 2014 đạt gần 903 tỷ đồng. Chi ngân sách đã đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Tổng chi ngân sách tại thành phố Bắc Ninh năm 2014 trên 889 tỷ đồng, năm 2015 trên 1.193 tỷ đồng, năm 2016 khoảng 1.681 tỷ đồng. Trong cơ cấu các khoản chi, chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng từ 30,2% năm 2014, lên 30,3% năm 2015 và năm 2016 là 41,62%. Thành phố đã tích cực chỉ đạo đầu tư có trọng điểm, đặc biệt phục vụ các chương trình phát triển kinh tế, xã hội và hạ tầng đô thị.

Cân đối thu chi ngân sách trên địa thành phố năm 2014 - 2016 có kết dư, là một những địa phương của tỉnh có thể tự cân đối được ngân sách (đủ đến dư), hàng năm thành phố đã dành trên 30% trong tổng chi ngân sách Nhà nước để chi cho đầu tư phát triển, nhiều công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng, kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng đô thị ngày càng được cải thiện.

- Thu nhập bình quân đầu người: Cùng với việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm mạnh tỉ trọng ngành nông nghiệp tại tỉnh Băc Ninh nói chung và thành phố Bắc Ninh nói riêng. Trong 10 năm qua, thành phố luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, thương mại - dịch vụ đạt trên 97%. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng đáng kể: theo giá hiện hành năm 2014 là 102,35 triệu đồng người/năm; năm 2015 là 113,51 triệu đồng người/năm, năm 2016 là 123,68 triệu đồng người/năm và gấp 2,47 lần so với bình quân cả nước (cả nước 50 triệu đồng người/năm 2016).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 2014 - 2016, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế thành phố chủ yếu là ngành công nghiệp - xây dựng (khu vực II) và ngành thương mại - dịch vụ (khu vực III). Riêng ngành nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực I) đóng góp không đáng kể.

Nghị Quyết số 11-NQ/TU ngày 10/9/2013 của Ban thường vụ tỉnh Bắc Ninh về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp. Cụ thể: Năm 2015 tỷ trọng thương mại dịch vụ là 49,9%; tỷ trọng công nghiệp là 46,9% và tỷ trọng nông nghiệp là 3,2%. Năm 2020 tỷ trọng thương mại - dịch vụ là 51,3%; tỷ trọng công nghiệp là 46,7% và tỷ trọng nông nghiệp là 2% và năm 2030 tỷ trọng thương mại - dịch vụ là 56%; tỷ trọng công nghiệp là 43% và tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 1%.

Năm 2016 cơ cấu kinh tế của thành phố cơ bản đã đi đúng hướng theo mục tiêu đề ra: tỷ trọng thương mại - dịch vụ cao nhất là 50,6%; tới đó là tỷ trọng công nghiệp 47,22% và tỷ trọng nông nghiệp chiếm thấp nhất là 2,18%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2006- 2010 GDP tăng trưởng trung bình trên 10% đáng chú ý có năm 2010 tăng trưởng tới 17,86% là tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Năm 2012, GDP thành phố Bắc Ninh vẫn tăng trưởng khá, đạt 12,68% nằm trong các tỉnh thành dẫn đầu cả nước. Bình quân tăng trường kinh tế trong 3 năm gần đây (2013-2016) là 13,41% (theo giá so sánh năm 2010) và 12,96% (theo giá hiện hành). Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,87%; trong đó khu vực nông-lâm-thủy sản giảm 1,59%, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 11,94%, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 12,41%. Từ năm 2012 đến nay, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng trong ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm trong ngành nông nghiệp.

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016

STT Cơ cấu kinh tế (%) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Nông - Lâm - Thủy sản 3,48 3,22 2,87 2,49 2,18 2. Công nghiệp - Xây dựng 50,49 50,66 48,01 47,11 47,22 3. Thương mại - Dịch vụ 46,03 46,12 49,12 50,40 50,60 Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh (2017).

- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại thành phố Bắc Ninh có nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2012-2016 đạt 20,9%. Hiện tại thành phố có 02 khu công nghiệp tập

trung, 05 cụm công nghiệp, 01 làng nghề. Số lượng các doanh nghiệp tại thành phố tăng nhanh, đến nay tại thành phố có trên 1.900 doanh nghiệp các loại, gần 300 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và giải quyết việc làm cho gần 30.000 lao động. Sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn là công nghiệp chế biến.

Nhằm khắc phục những khó khăn do suy giảm kinh tế và đình trệ sản xuất công nghiệp, thành phố đã phối hợp với các ngành, các địa phương và chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự và từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đạt 80%. Năm 2016, tình hình sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp duy trì ổn định và phát triển, tham gia tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp dây chuyền hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, hàng hóa đưa ra thị trường ngày càng có tính cạnh tranh cao, sản phẩm dễ tiêu thụ.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Ước đạt 65.565 tỷ đồng, đạt 104,9%. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cụm công nghiệp Khắc Niệm, rà soát quy hoạch và tăng cường quản lý các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho sản xuất, bảo đảm gắn với quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển ngành nghề và bảo vệ môi trường.

- Về Thương mại – Dịch vụ - Du lịch: Thành phố Bắc Ninh đã tập trung định hướng, dành nhiều thời gian, kinh phí đầu tư phát triển hệ thống thương mại và dịch vụ. Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển cả về khối lượng và giá trị hàng hoá lưu thông, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đến năm 2013, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 12.394 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2007-2013 tăng 23,9%, trong đó giai đoạn 2011-2013 tăng 19,95%/năm.

Hoạt động thương mại – dịch vụ được thành phố quan tâm chỉ đạo, đảm bảo ổn định giá cả thị trường đồng thời tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra chống sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các loại hình kinh doanh – dịch vụ; hệ thống chợ tại được tăng cường quản lý và tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp theo quy hoạch được duyệt; khuyến khích phát triển các siêu thị nhỏ, cửa hàng tự chọn, hình thành các tuyến phố hàng hóa và các Trung tâm

thương mại. Đến nay tại có nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, làm ăn có hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho địa phương, với các loại hình như: cho thuê động sản, bất động sản và các dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, tài chính – tín dụng cũng có nhiều chuyển biến, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ tại năm 2015 đạt 2.078 tỷ đồng tăng 12,6% so với năm 2014.

Năm 2016, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 15/7/2016 của BCH Đảng bộ thành phố về “Đẩy mạnh phát triển thương mại – dịch vụ tại thành phố giai đoạn 2016 – 2020” Tình hình trao đổi hàng hóa trên thị trường diễn ra khá sôi động, lượng hàng hóa cung ứng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa và nâng giá bán cao trong các dịp lễ, tết.

Tập trung phát triển thương mại – dịch vụ. Tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn đầu, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh các mặt hàng thế mạnh của địa phương. Ban hành tiêu chí chợ văn minh, gian hàng văn minh, quy định về trình tự, thủ tục công nhận chợ văn minh tại thành phố Bắc Ninh.

- Về Nông – Lâm – Thủy sản: Nhìn chung sản xuất nông – lâm – thủy sản tại đã được quan tâm đầu tư phát triển theo chiều sâu, đạt mức tăng trưởng khá, hiện đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với việc hình thành và phát triển theo quy mô trang trại. Hệ thống mạng lưới khuyến nông, dịch vụ sản xuất nông nghiệp được củng cố đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất. Tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng tốt trong sản xuất cây trồng, vật nuôi. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 245,7tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2014-2016 tăng 0,9%/năm.

Công tác xây dựng nông thôn mới được thành phố tập trung chỉ đạo, tập trung triển khai một số dự án đầu tư cho hạ tầng nông thôn. Do quá trình đô thị hóa nhanh nên đất nông nghiệp của thành phố có xu hướng giảm, bình quân mỗi năm giảm 32,5 ha. Đó là xu thế tất yếu của hoạt động nông nghiệp ở đô thị. Do vậy, thành phố đã xác định việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn theo lộ trình phát triển đô thị mới, vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài, bền vững.

Thành phố đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh trồng được 7,1 ha rừng, chăm sóc 39,3 ha rừng, bảo vệ 168 ha rừng và làm tốt công tác phòng chống cháy rừng tại thành phố. Thành phố tiếp tục triển khai dự án xây dựng lâm viên núi Thiềm Sơn, trồng rừng và giao rừng gắn liền với khu du lịch văn hóa tại xã Hòa Long.

- Kết quả sản xuất nông ngiệp năm 2016: Sản xuất vụ Xuân 2016 đạt kết quả cao: diện tích gieo cấy đạt 2.511,7 ha tăng 13,6% so với kế hoạch, lượng lúa giống cung ứng: 19.597 kg các loại. Năng suất lúa bình quân đạt 64,8 tạ/ha. Sản xuất vụ mùa năm 2016: diện tích gieo cấy vụ mùa được 2.376 ha (đạt 103,3% kế hoạch giao) năng suất đạt 54,3 tạ/ha.

Sản xuất rau màu: Diện tích gieo trồng vụ xuân và vụ mùa ổn định khoảng 309 ha rau, màu và hoa các loại đạt 103% kế hoạch, trong đó chủ đạo là: lạc 33 ha, hành tỏi 40 ha, cải các loại 45 ha các loại, rau khác 85 ha. Diện tích gieo trồng cây vụ đông đến thời điểm hiện nay đạt 340 ha rau màu và hoa các loại, trong đó: khoai tây 40 ha, cà rốt 10 ha, cà chua 42 ha, ngô 13 ha, lạc 15 ha, hành tỏi 40 ha, khoai, hoa 15 ha và rau xanh các loại khác.

4.1.2.2. Thực trạng văn hóa – xã hội

- Giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục – đào tạo phát triển toàn diện và ổn định, giữ vững danh hiệu đơn vị dẫn đầu phong trào giáo dục – đào tạo của tỉnh. Mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển ở tất cả các cấp học, là một trong những đơn vị hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ Mầm non 5 tuổi sớm nhất toàn quốc; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và trung học cơ sở được duy trì ở mức cao; học sinh giỏi luôn đứng đầu tỉnh; hàng năm bình quân có trên 650 học sinh đỗ nguyện vọng 1 vào các trường đại học hệ chính quy. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng, 88,4% trường đạt chuẩn quốc gia mức 1, trong đó 20 trường đạt chuẩn quốc gia mức 2, 55/69 trường được công nhận trường học thân thiện. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được nâng lên, với tỷ lệ đạt chuẩn 100 % và trên chuẩn 92%. Hệ thống giáo dục phát triển mạnh ở cả 4 cấp. Phong trào khuyến học, khuyến tài thành phố phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; việc xây dựng quỹ khuyến học được quan tâm và kịp thời khen thưởng, trao học bổng, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tiếp nhận thạc sỹ, sinh viên đại học tốt nghiệp loại giỏi về thành phố công tác theo hình thức thu hút nhân tài.

Quy mô trường lớp được mở rộng, thành phố có 27 cơ sở giáo dục mầm non (tốc độ tăng bình quân mỗi năm khoảng 1,4%), với 63 lớp học; 44 cơ sở trường giáo dục phổ thông (tốc độ tăng bình quân mỗi năm khoảng 1,3%), với 914 lớp. Và 7 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. Những năm qua, thành phố đã chú trọng đầu tư xây dựng các trường học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia, kiên cố hóa trường học, xây dựng nhà công vụ và đầu tư trang bị thiết bị dạy và học nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục của thành phố. Tỷ lệ kiên cố hóa ở mầm non đạt 85%, tiểu học đạt 98% và THCS đạt 100%. Tại thành phố hiện có 33 cơ sở giáo dục, đào tạobao gồm các trường THPT, trường trung cấp, cao đẳng, đại học các viện nghiên cứu của trung ương. Số lượng cán bộ giáo viên cơ bản đáp ứng được hoạt động của ngành. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc đổi mới công tác quản lý, giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Y tế: Mạng lưới y tế từ cấp tỉnh đến cơ sở được củng cố, phát triển. Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh được đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện đại và đang được nâng cấp, cải tạo. Đội ngũ y tế được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng. Các chương trỉnh y tế quốc gia được thực hiện có hiệu quả. Công tác xã hội hóa y tế được đẩy mạnh, phát triển nhiều cơ sở y tế tư nhân, đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. 100% số xã, phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 19/19 xã, phường có bác sỹ và y sỹ sản khoa. Xã hội hóa ngành y tế được đẩy mạnh, phát triển nhiều cơ sở y tế tư nhân, đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Hiện nay, toàn thành phố có 34 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó: tuyến tỉnh có có 11 bệnh viện (trong đó có 1 bệnh viện quân đội và 2 bệnh viện ngoài công lập); 5 trung tâm hỗ trợ về y tế (Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm chăm sóc sức khỏe và sinh sản; trung tâm cấp cứu 115); tuyến thành phố có 1 trung tâm y tế; tuyến xã, phường có 19 trạm y tế xã, phường; các cơ quan, trường học đều có cơ sở y tế và nhiều cơ sở khám chữa bênh thuộc y tế ngoài công lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)