Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 46)

Phần 1 Mở đầu

2.3. Cơ sơ thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

2.3.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa

phương ở Việt Nam

2.3.3.1. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biên của tỉnh Nghệ An. Diện tích tự

nhiên là 305,07 km2 và có 39 đơn vị hành chính (38 xã và 01 thị trấn). Năm 2013

dân số của huyện là 273,557 người, chủ yếu là dân tộc kinh, mật độ dân số 891

người/km2 (Phan Huy Cường, 2015).

Diễn Châu có thể chia thành 03 dạng địa hình chính: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Nhìn chung đất đai của huyện Diễn Châu có một số khó khăn như: ở vùng ven biển đất có độ màu mở thấp, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, vùng đồng bằng hay bị ngập úng nhưng Diễn Châu vẫn là huyện phát triển trong top đầu của tỉnh Nghệ An. Với vị trí địa lý như vậy, đó vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức trong quá trình hoạch định phát triển KT-XH của huyện Diễn Châu.

Cho đến nay, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng được khai thác, sử dụng hợp lý hơn. Việc giao đất sản xuất nông nghiệp ổn định cho nông dân theo Nghị định 64/NĐ-CP và cấp GCNQSD đất cho nhân dân đã giúp cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất một cách chủ động, đúng pháp luật. Nông dân thực sự yên tâm tập trung nguồn lực đầu tư khai thác ruộng đất, tích cực chuyển đổi đất cho nhau để đầu tư xây dựng cánh đồng có thu nhập cao. Hàng năm sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một khối lượng nông sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Thực hiện đa dạng hoá các loại cây trồng đồng thời đưa các giống cây có năng suất, sản lượng cao vào sản xuất để tăng hệ số gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho người dân (Phan Huy Cường, 2015).

Đất khu dân cư nông thôn trong nhiều năm qua đã được quy hoạch các khu dân cư mới đồng bộ về cơ sở hạ tầng đảm bảo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ở ngày một cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Quá trình chuyển đổi mục đích từ đất nơng nghiệp sang đất chun dùng có xu hướng tăng theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sự gia tăng các loại đất chuyên dùng phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm tới, diện tích đất chun dùng sẽ cịn tiếp tục tăng bởi huyện

đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, việc cân đối quỹ đất cho các mục tiêu phát triển là vô cùng quan trọng, cần được đặt lên hàng đầu.

Song song với việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, huyện Diễn Châu đã chú trọng nâng cao cả về số lượng cũng như trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức QLNN về đất đai tại các cấp. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, thường xuyên thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Hạn chế được tình trạng các hộ dân lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, xử lý kịp thời đối với những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, giữ vững anh ninh trật tự, ổn định xã hội (Phan Huy Cường, 2015).

Một số bài học từ công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An:

Một là, đẩy mạnh công tác cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân giúp cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất một cách chủ động, đúng pháp luật. Nông dân thực sự yên tâm tập trung nguồn lực đầu tư khai thác ruộng đất, tích cực chuyển đổi đất cho nhau để đầu tư xây dựng cánh đồng mẫu lớn có thu nhập cao;

Hai là, lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp một cách khoa học, đồng bộ với các loại đất khác trong tổng thể chung phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

Ba là, chú trọng nâng cao cả về số lượng cũng như trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơng chức QLNN về đất đai nói chung cũng như đất nơng nghiệp nói riêng tại các cấp;

Bốn là, thường xuyên thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Từ đó, hạn chế được tình trạng các hộ dân lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, xử lý kịp thời đối với những hành vi vi phạm.

2.3.3.2. Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Đơng Triều là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm đầu mối giao thương với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội, thành phố Uống Bí và thành phố Hạ Long, với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ 18A, 18B, đường thuỷ nối liền các tỉnh Hải Dương, Hải Phịng và các tỉnh lân cận.

Cơng tác giao đất nông nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất thực sự hiệu quả, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chủ động trong việc sử dụng đất nơng nghiệp, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm, tạo lượng hàng hoá lớn cung cấp cho huyện Đông Triều và các huyện, thị, thành phố và các tỉnh lân cận. Theo số liệu thơng kê năm 2010 thì tổng diện tích đất nơng nghiệp là 27.877,42ha, trong khi đó mới giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng 26.076,37 ha, chiếm 93,54%, còn 6,46% chưa giao chủ yếu tập trung vào đất lâm nghiệp nghiệp (Phạm Tiến Phúc, 2012).

Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được tiến hành một cách đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, đã cấp GCN 9.906,7 ha đất nơng nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ 83,71% diện tích đất nơng nghiệp cần cấp GCN, với 28.284 GCN đã cấp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp cần cấp GCN đạt tỷ lệ 85,03% số hộ gia đình, cá nhân cần cấp GCN nghiệp (Phạm Tiến Phúc, 2012).

Hệ thống Hồ sơ địa chính được chính quyền các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ và đầy đủ. Tuy nhiên do biến động đất đai trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây diễn ra mạnh, việc cập nhật thông tin không được thường xuyên, liên tục nên việc chỉnh lý biến động đất đai ở cơ sở còn chưa được kịp thời, chi tiết. Mặt khác, trên địa bàn huyện Đơng Triều mới có 14/21 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy, riêng thị trấn Đông Triều đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy từ tháng 6/2010, cịn 7 xã chưa đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/1.000 đối với đất nông nghiệp (Phạm Tiến Phúc, 2012).

Tuy cịn những mặt hạn chế nhưng cơng tác quản lý nhà nước về đât nông nghiệp của huyện Đơng Triều đã đạt được những thành cơng đáng khích lệ. Để đạt được những thành cơng đó phải kể đến những quan điểm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp hợp lý của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh:

Một là, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đảm bảo kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước;

Hai là, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đảm bảo kết hợp với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội;

Ba là, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 46)