Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Nhìn vào bảng số liệu thống kê cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của cả huyện nhìn chung biến động không nhiều, năm 2014 là 20.834,12 ha đến năm 2016 là 20.834,13 ha. Tuy nhiên có sự thay đổi lớn đối với các loại đất trong tổng diện tích đất tự nhiên. Phát triển cùng xu thế của đất nước, q trình đơ thị hóa của huyện Tân Yên cũng diễn ra mạnh mẽ tình trạng mở rộng quy hoạch đô thị, xây các khu công nghiệp, chế xuất đã làm mất đi diện tích lớn đất nơng nghiệp, đồng thời do thay đổi về nhu cầu sản xuất, về cơ cấu cây trồng, nuôi trồng thủy sản cũng làm biến động mạnh các loại đất.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Tân Yên, giai đoạn 2014-2016

ĐVT: ha

TT

Loại đất Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh (%) 2016/ 2014 2016/ 2015 BQ 1 Đất nông nghiệp 16.160.90 16.142.02 16.078.83 99,49 99,6 99,54

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.522.69 13.494.98 13.429.34 99,30 99,51 99,40

1.1 .1 Đất trồng cây hàng năm 9706.49 9681.56 9610.56 99,01 99,26 99,13 a Đất trồng lúa 8.605,39 8587.06 8519.89 99,0 99,21 99,10 b Đất trồng cây hàng năm khác 1101.10 1094.50 1090.67 99,05 99,65 99,35 1.1

.2 Đất trồng cây lâu năm 3816.20 3813.42 3818.78 100,06 100,14 100,1

1.2 Đất lâm nghiệp 1065.81 1065.58 1064.26 99,85 99,87 99,86

1.3

Đất nuôi trồng thủy

sản 1536.16 1543.92 1547.69 100,75 100,24 100,49 1.4 Đất nông nghiệp khác 36,23 37.54 37.54 100 100 100

2 Đất phi nông nghiệp 4589,6 4609.48 4672.68 101,81 101,37 101,59

3 Đất chưa sử dụng 83,6 82.62 82.62 98,83 100 99,41 Nguồn: Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Tân Yên(2016)

Diện tích đất nơng nghiệp năm 2015 giảm 18,88 ha so với năm 2014; năm 2016 giảm 63,19 ha so với năm 2015. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2015 giảm 27,71 ha so với năm 2014; năm 2016 giảm 65,65 ha so với năm 2015. Diện tích đất trồng lúa có sự biến đổi mạnh, năm 2015 giảm 18,33 ha so với năm 2014; năm 2016 giảm 67,17 ha so với năm 2015. Diện tích đất ni trồng thủy sản năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 là 7,76 ha; năm 2016 tăng 3,77 ha so với năm 2015. Đất trồng cây lâu năm năm 2016 có sự chuyển biến mạnh tăng 5,36 ha so với năm 2915. Nguyên nhân của sự biến động mạnh là tồn huyện có phong trào đào ao nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây ăn quả lâu năm theo chủ trương, định hướng của huyện đã đem lại hiệu quả kinh tế cao vì vậy được người dân đồng tình ủng hổ triển khai phát với diện tích lớn.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Phân tích bảng tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2014- 2016 cho thấy tỷ lệ số hộ, tỷ lệ dân số và người trong độ tuổi lao động của huyện đều có chiều hướng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng ở mức nhỏ và ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, năm 2014 người trong độ tuổi lao động chiếm 58% tổng dân số, năm 2016 người trong độ tuổi lao động chiếm 57,8 % tổng dân số, cho thấy nguồn lực lao động của huyện tăng trưởng ổn định, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2014 - 2016

Nội dung ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/20 14 2016/20 15 BQ 1. Tổng số hộ Hộ 47.310 48.065 48.444 101,59 100,78 101,18 2. Tổng dân số của huyện nghìn người 176.00 0 177.90 0 179.800 102,15 101,06 101,60 3. Người trong độ tuổi lao động nghìn người 102.00 0 102.70 0 103.900 100,68 101,16 100,92 Nguồn: UBND huyện Tân Yên (2016)

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Yên cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện đã dần phát triển ổn định và phát triển; tổng giá trị sản xuất năm 2016 ước đạt 7.614 tỷ đồng (giá CĐ 2010); tổng giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản năm 2016 đạt 3.378 tỷ đồng, đều vượt so với các năm trước (năm 2014: 3.060 tỷ đồng, năm 2015: 2.979 tỷ đồng).

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Tân Yên giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Tỷ đồng

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Tổng giá trị sản xuất 6.398 6.579 7.614 102,83 115,73 109,28

Giá trị sản xuất Nông

– Lâm – Thủy sản 3.060 2.979 3.378 97,35 113,39 105,37 Giá trị sx công nghiệp

– TTCN 1.750 1.915 2.298 109,42 120 114,71

Giá trị sx thương mại

– DV 1.588 1.685 1.938 106,10 115,01 110,55

Nguồn: Báo cáo Kinh tế xã hội, UBND huyện Tân Yên (2014-2016)

Nhìn vào bảng 3.3 cho thấy giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của huyện trong 3 năm 2014-2016 có sự tăng trưởng đều và ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Tổng giá trị sản xuất: năm 2015 cao hơn năm 2014 là 181 tỷ đồng, năm 2016 cao hơn năm 2015 là 1.035 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản năm 2015 giảm so với năm 2014 là 81 tỷ đồng nguyên nhân do thời tiết, thiên tai ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản như mưa lũ lớn làm tràn các diện tích ni trồng, vụ cá mùa đông chết hàng loạt do nhiệt độ xuống quá thấp, chăn nuôi mất giá … gây thiệt hại lớn cho ngành nông – lâm – thủy sản. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đều, ổn định; năm 2015 tăng so với 2014 là 165 tỷ, năm 2016 tăng so với 2015 là 383 tỷ, vượt mạnh so với năm trước. Giá trị thương mại – dịch vụ tăng trưởng ổn định năm 2015 tăng 97 tỷ, năm 2016 tăng 253 tỷ so với cùng kỳ. Dân số phát triển ổn định, tăng trưởng đều,

mỗi năm tăng thêm khoảng 2000 người. Cơ cấu dân số trẻ đem lại tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng có nhiều tiến bộ, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và trong từng ngành đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phịng an ninh.

Trong những năm tới cần đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, mở ra hướng mới trong khai thác dịch vụ du lịch, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản.

*Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Nhận thức được vai trị quan trọng của khu vực kinh tế nơng nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, trong thời gian qua, huyện Tân Yên đã có nhiều chủ trương đầu tư cho các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các hành lang cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện phát triển khá toàn diện.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản:

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt khá và phát triển ổn định, giá trị sản xuất ước đạt 3.378 tỷ đồng (2016), bằng 105,1% kế hoạch năm, tăng 13,4% so với cùng kỳ, trong đó:

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đạt 22.295 ha đạt 99,1% kế hoạch, giảm 1,8% so với cùng kỳ. Thời tiết cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; cùng với việc tích cực chỉ đạo cơ cấu giống, phòng trừ sâu bệnh, lịch thời vụ, điều hành tưới tiêu phù hợp, huyện đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho nông dân như hỗ trợ giá giống lúa sản xuất tại cánh đồng mẫu, hỗ trợ sản xuất cây hàng hóa thành vùng tập trung... nên sản xuất được mùa ở cả 2 vụ và cho năng suất lúa bình quân cao nhất từ trước tới nay (đạt 58,4 tạ/ha, tăng 4,7 tạ/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 76.854 tấn). Sản lượng vải thiều 6.500 tấn, đạt 76,5% KH, giảm 18,7% so với cùng kỳ, song được giá bán, giá trị ước đạt 130 tỷ đồng. Triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả, cây dược liệu trên địa bàn đạt khá, diện tích đăng ký trồng mới cây ăn quả được 293,8ha/130ha, đạt 226%KH; diện tích trồng cây dược liệu 57,4ha/35,7ha, đạt 160,8%

Chăn nuôi tiếp tục được quan tâm theo hướng phát triển trang trại tập trung và sản xuất hàng hóa, tổng đàn gia súc 276.290 con (trong đó: có 3.990 con trâu, 22.300 bị và 250 nghìn con lợn) tăng 17,7% so với cùng kỳ, tổng đàn gia cầm 2.183 nghìn con, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 37.515 tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ, giá bán các sản phẩm của ngành chăn nuôi tăng, nhất là giá lợn thịt, giá trị ước đạt 1.732 tỷ đồng; cơng tác phịng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được tăng cường, khơng có dịch lớn xảy ra. Diện tích ni trồng thủy theo hướng thâm canh, bán thâm canh được mở rộng, sản lượng ước đạt 7.623 tấn, tăng 1,6% so cùng kỳ. Trong năm có thêm 34 trang trại được công nhận mới, nâng tổng số trang trại trên địa bàn 432 trang trại.

* Cơng tác xây dựng nơng thơn mới

Chương trình xây dựng nơng thơn mới tiếp tục được quan tâm, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân; các phịng, ban, ngành, đồn thể cấp huyện đã thường xuyên bám sát cơ sở, cùng cấp ủy, chính quyền các xã tháo gỡ khó khăn, nỗ lực quyết tâm hồn thành từng tiêu chí. Đến nay bình qn mỗi xã đạt 15,2 tiêu chí. Hồn thiện hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận tiếp 02 xã đạt chuẩn nơng thơn mới trong năm 2016 (Phúc Hịa, Quế Nham), nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện 06 xã.

* Phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, quản lý điện năng

Trong điều kiện khó khăn về đầu ra sản phẩm, song sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vẫn phát triển ổn định. Trong năm có thêm 20 doanh nghiệp thành lập mới và đi vào sản xuất góp phần nâng giá trị sản xuất cơng nghiệp- TTCN. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 765 tỷ đồng, bằng 100,7%KH, tăng 20,5% so với cùng kỳ. Các sản phẩm chủ yếu như may mặc, vật liệu xây dựng tăng khá.

Ngành điện đã đầu tư xây dựng trạm biến áp chống quá tải tại một số xã, chất lượng nguồn điện sinh hoạt được cải thiện; sản lượng điện năng tiêu thụ ước đạt 120.621 triệu kwh tăng 19,7% so với cùng kỳ.

* Giao thông, xây dựng

Chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện: dự án khu đô thị An Huy, thị trấn Cao Thượng; dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ Cầu Liềng Phúc Hòa, thị trấn Cao Thượng đi Cao Xá- Lam Cốt đến Hồng Thanh (Hiệp Hịa) với chiều dài tuyến chính Cao Xá- Lam Cốt

10,3km, tuyến nhánh Cầu Tẩy - An Dương 5,1km. UBND huyện đã huy động cả hệ thống chính trị của huyện và các xã nằm trong vùng dự án vận động nhân dân hiến đất, tài sản trên đất kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh đảm bảo cơng trình được thi cơng liên tục, đáp ứng yêu cầu của dự án. Giá trị xây dựng ước đạt 1650 tỷ đồng, bằng 101,2%KH, tăng 13% so với cùng kỳ (Chủ yếu là đầu tư trong dân ước khoảng 1350 tỷ đồng). Hoàn thành và đưa vào sử dụng 94 cơng trình do UBND cấp xã làm chủ đầu tư. Tập trung chỉ đạo giảm nợ xây dựng cơ bản, ước thực hiện đến ngày 31/12/2016 nợ XDCB 57.556 triệu đồng (trong đó, cơng trình huyện 3.000 triệu đồng, cơng trình cấp xã 54.556 triệu đồng).

* Thương mại và dịch vụ

Ngành thương mại, dịch vụ vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ vận tải, ….tiếp tục phát triển mạnh. Tham gia nhiều hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại các tỉnh, thành phố nhằm quảng bá, giới thiệu vải sớm Phúc Hòa. Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ ước đạt 1938 tỷ đồng, bằng 100,4%KH, tăng 15% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 2.550 tỷ đồng, đạt 100,8% KH, tăng 12,1% so với cùng kỳ.

* Cơng tác Tài chính, tín dụng, ngân hàng

Tập trung chỉ đạo các biện pháp nhằm tăng thu, chống thất thu ngân sách. Triển khai thực hiện Đề án tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 665,6 tỷ đồng, vượt 37,6% so với dự toán giao. Hầu hết các chỉ tiêu thu đạt khá, có 8/10 chỉ tiêu thu hồn thành và hồn thành vượt dự toán huyện giao, cịn 02 chỉ tiêu thu khơng đạt kế hoạch: Phí, lệ phí đạt 89,4% KH; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 48,8% KH. Chi ngân sách ước đạt 647,6 tỷ đồng, đạt 137% so với dự tốn giao. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 142,8 tỷ đồng, chi thường xuyên 478 tỷ đồng. Thẩm định, phê duyệt quyết tốn 111 cơng trình xây dựng cơ bản (cấp huyện 22 dự án; cấp xã 89 dự án).

Việc huy động vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng ước đạt 1.971,5 tỷ đồng, tăng 416,5 tỷ đồng so với 31/12/2015. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn là 1.326,4 tỷ đồng, tăng 50,7 tỷ đồng so với 31/12/2015.

* Hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 1.815 tỷ đồng, đạt 101,1% KH, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Thu hút đầu tư thuận lợi, đã có 18 dự án được

chấp thuận đầu tư, 02 dự án mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn; thành lập mới 20 doanh nghiệp đạt 200% KH, tăng 66,7% so với cùng kỳ, với tổng số vốn đầu tư 84,7 tỷ đồng; nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn 251 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp thu hút nhiều lao động như: Công ty TNHH Hana Kovi, Công ty TNHH Hansolvina, Công ty cổ phần đầu tư Sơn Hà, Công ty Thành Trung Korea….. tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Cấp mới 794 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ, bằng 144,4%KH, tăng 36,9% so với cùng kỳ.

* Công tác Tài nguyên - Môi trường

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, mơi trường được tăng cường, đã hồn thành việc lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của huyện đến 2020; kế hoạch sử dụng đất năm đầu 2016. Thực hiện công tác quy hoạch, giao đất, thu hồi đất, giải quyết các tồn đọng về đất đai tại các xã, thị trấn theo quy định của pháp luật. Kiểm tra và xử phạt 4/7 vụ khai thác đất làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng trái phép với số tiền 34 triệu đồng. Thẩm định và cấp được 3.283 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, bằng 102,6%KH, giảm 13% so với cùng kỳ; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, trường học, các xã, thị trấn trên địa bàn tồn huyện thực hiện tốt cơng tác vệ sinh môi trường. Kiểm tra và xử phạt 7/22 cơ sở chăn nuôi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với số tiền 20 triệu đồng. Các chỉ tiêu về môi trường đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

- Bưu chính – Viễn thơng: Đảm bảo thơng tin liên lạc thông suốt, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; duy trì phát hành báo các loại đảm bảo 100% các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn có báo đọc trong ngày; phát triển tổng số thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn tồn huyện 27.152 máy, bình qn 17 máy/100 dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)