Căn cứ và định hướng về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 102 - 104)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất

4.3.1. Căn cứ và định hướng về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Huyện Tân Yên có diện tích đất nơng nghiệp 16.078,83 ha chiếm 77,2% diện tích đất tự nhiên của huyện 20.834,13 ha (2016). Theo quy hoạch tổng thể

đất đai đến năm 2020 của huyện, đất nông nghiệp cần phải chuyển đổi cho nhiều nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là : 15.158,01 ha giảm 920,82 ha so với năm 2016 (16.078,83 ha) ; Trong đó biến động một số loại đất chính như sau : Đất trồng lúa năm 2020 là : 7.990,88 ha giảm 529,01 ha so với năm 2016 (8.519,89 ha) ; Đất trồng cây lâu năm năm 2020 là : 3.930,17 ha tăng 111,39 ha so với năm 2016 (3.818,78) ; Đất nuôi trồng thủy sản năm 2020 : 1.654,22 ha tăng 106,53 ha so với năm 2016 (1.547,69 ha).

Bảng 4.25. Biến động đất nông nghiệp năm 2016 so với quy hoạch năm 2020

STT Tên đất Năm 2016 (ha)

Năm 2020 (ha)

Biến động tăng (+), giảm (-) so với năm

2020 (ha)

1 Đất nông nghiệp (NNP) 16.078,83 15.158,01 - 920,82

2 Đất trồng lúa (LUA) 8.519,89 7.990,88 - 529,01

3 Đất trồng cây lâu năm 3.818,78 3.930,17 + 111,39 4 Đất nuôi trồng thủy sản 1.547,69 1.654,22 + 106,53 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Mơi trường huyện Tân n(2016).

Nhìn vào bảng số liệu biến động đất nông nghiệp năm 2016 so với quy hoạch năm 2020 cho thấy rất rõ định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Qua khảo sát, nghiên cứu và căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn huyện thấy việc sản xuất lúa gạo đem lại hiệu quả kinh tế rất thấp, các hộ sản xuất manh mún, tình trạng bỏ ruộng đất đi làm công nhân, công ty rất phổ biến ; bên cạnh đó những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa, hoa màu sang trồng cây ăn quả lâu năm, sang nuôi trồng thủy sản đang đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, nhiều gương làm giàu từ trang trại trồng cây ăn quả, vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản tập trung được đông đảo người dân học tập, noi theo. Để đáp ứng nhu cầu đó trong quy hoạch đất nơng nghiệp của huyện đến năm 2020 đã tăng diện tích đất trồng cây lâu năm lên 111,39 ha, diện tích ni trồng thủy sản lên 106,53 ha nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Bên cạnh đó cũng giảm 920,82 ha đất nông nghiệp, 529,01 ha đất lúa, chuyển đổi sang mục đích khác như : đất trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, đất ở đô thị…

Trong thời gian tới, ngoài việc đảm bảo lương thực tại chỗ, cần đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố. Đẩy mạnh phát triển chăn ni, thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế trang trại, phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày gắn với công nghiệp chế biến. Mục tiêu dù đất nơng nghiệp có bị giảm đi nhưng sẽ tập trung áp dụng các cơng nghệ khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp cho doanh thu cao.

Huyện đã quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất, trồng cây ăn quả lâu năm trọng điểm của huyện như : Phúc Hòa, An Dương, Tân Trung, Hợp Đức… Các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như : An Dương, Liên Chung, Ngọc Châu, Cao Xá… Đây được coi là những vùng sản xuất trọng điểm, giúp huyện phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Để quản lý tốt đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, huyện cần xây dựng đội ngũ cán bộ chuẩn hóa về chun mơn, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tình phục vụ nhân dân. Thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, làm tốt nhiệm vụ chuyên môn để công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đi vào nề nếp, từng bước chuẩn hóa, chính quy, hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)