3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp:
- Bao gồm các tài liệu: Văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các văn bản về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên do: UBND tỉnh, UBND huyện, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp & PTNT... ban hành.
Như Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai các năm; biểu phân tích biến động diện tích đất nông nghiệp so sánh giữa các năm; thống kê kiểm kê diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và phân theo đơn vị hành chính (các xã, thị trấn); Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 huyện Tân Yên.
- Nguồn cung cấp: UBND tỉnh, UBND huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- Phương pháp thu thập: Tìm, đọc, phân tích, sử dụng * Số liệu sơ cấp:
Bảng 3.4. Đối tượng điều tra, số phiếu điều tra của các nhóm đối tượng
STT Đối tượng điều tra, phỏng vấn Số lượng mẫu phiếu phỏng vấn
Số lượng người phỏng
vấn
1
Phiếu điều tra cán bộ huyện đối với một số nội dung công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên.
01 20
2
Phiếu điều tra cán bộ xã đối với một số nội dung công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên.
01 20
3
Phiếu điều tra nông dân của 02 xã: Xã Liên Sơn (20 phiếu), xã An Dương (20 phiếu) về một số nội dung công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên.
01 40
- Điều tra 20 cán bộ huyện: 06 cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường, 04 cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, 02 cán bộ một của UBND huyện, 03 cán bộ UBND huyện; 03 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp, 02 cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều tra 20 cán bộ xã Liên Sơn liên quan đến nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Như đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn (2014-2016). Đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Phiếu điều tra nông dân: thực hiện tại Thôn Chung 2, xã Liên Sơn (20 phiếu); Thôn Gạc, xã An Dương (20 phiếu). Như đánh giá công tác quản lý về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn có đáp ứng được yêu cầu không; đánh giá về sự hợp tác, phối hợp của người dân với cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3.2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu
- Các dữ liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại chuẩn xác.
- Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp đảm bảo tính khoa học, theo một trình tự nhất định.
- Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, tranh ảnh.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
a) Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phản ánh số tuyệt đối (số
lượng, tổng số, khối lượng…), tương đối (cơ cấu, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch…) và số bình quân tác giả phân tích mức độ đầu tư, mức độ thực hiện các nội dung QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
b) Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng để phân tích, so sánh tình hình QLNN về đất nông nghiệp của huyện với các xã, thị trấn trên địa bàn với nhau; so sánh sự biến động cơ cấu cây trồng, biến động diện tích đất nông nghiệp… Trên cơ sở đó tìm
ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về đất:
- Số lượng văn bản chính sách về đất đai, đất NN.
- Số lượng người dân đánh giá về chính sách (tốt, không tốt, phù hợp, không phù hợp).
- Khung giá đất được xây dựng có đúng quy định không.
- Vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai.
- Mục tiêu của huyện và mục tiêu chung của thành phố có phù hợp không. - Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ.
Kết quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
- Diện tích đất nông nghiệp qua từng năm
- Biến động đất nông nghiệp theo địa bàn và mục đích sử dụng.
- Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được cấp hàng năm. - Diện tích thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng theo dãy thời gian - Các khoản thu về tài chính từ đất đai.
- Thay đổi về sinh kế của các hộ bị thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng, giao đất.
- Số lượng các vụ vi phạm về đất đai. - Số lượng các giao dịch bất động sản.
Đánh giá về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
- Tỷ lệ người dân hài lòng với chính sách được ban hành - Tỷ lệ người dân hài lòng với đội ngũ tiếp dân, cán bộ cơ sở
- Tiêu chí hoàn thành mục tiêu về quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Kết quả xử lý các vụ vi phạm
- Thời gian, chi phí cho các thủ tục hành chính về đất nông nghiệp
- Thay đổi về sinh kế, phát triển kinh tế xã hội khi thực hiện quy hoạch đất nông nghiệp.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
4.1.1. Tổng quan về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
4.1.1.1. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên
Về mặt quản lý nhà nước thì đất nông nghiệp cũng chịu sự tác động, quản lý cơ bản như các loại đất khác, nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên được quản lý tốt theo quy định hiện hành của pháp luật, bám sát nội dung Luật đất đai 2013 để triển khai thực hiện. Các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức thực hiện theo đúng quy định các văn bản do cấp trên ban hành về công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng... Giai đoạn 2014-2016 huyện đã đo đạc và lập bản đồ địa chính được 24/24 đơn vị đạt 100%. Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện được chú trọng và được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh và Trung ương. Theo đó, Huyện đã xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 của huyện Tân Yên”.
Việc lập quy hoạch cơ bản không chồng chéo giữa Quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành khác song do Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung không được lập trước nên Quy hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh bổ sung nhiều. Đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến 2015 đạt 100% đơn vị đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
Tuy nhiên theo quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lập sau quy hoạch KT- XH và quy hoạch chung, nhưng chưa thực hiện được nên quy hoạch sử dụng đất thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung. Quy hoạch phần lớn chưa thực hiện được chi tiết đến từng thửa đất theo quy định do nhiều đơn vị chưa có bản đồ địa chính. Thực hiện Nghị định 64/CP, ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc Ban hành văn bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp; Việc thu hồi đất nông nghiệp chậm, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp trong các chính sách bồi thường tái định cư; Người dân có tâm lý gây khó khăn, chây ì thì giá bồi thường ngày càng cao.
Bảng 4.1. Kết quả kiểm kê, thống kê biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2014-2016 ĐVT: ha STT Phân loại đất đai 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015 /2014 2016 /2015 BQ Tổng diện tích tự nhiên 20.834,12 20.834,12 20.834,13 100 100 100 1 Đất nông nghiệp 16.160,89 16.142,02 16.078,83 99,88 99,60 99,74 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.522,69 13.494,98 13.429,34 99,79 99,51 99,65
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.706,49 9.681,56 9.610,56 99,74 99,27 99,50 1.1.2 Đất trồng lúa 8.605,39 8.587,06 8.519,89 99,79 99,21 99,5 1.1.3 Đất trồng cây
hàng năm khác 1.101,10 1.094,50 1.090,67 99,40 99,65 99,53 1.1.4 Đất trồng cây lâu năm 3.816,20 3.813,42 3.818,78 99,92 100,14 100,03
1.2 Đất lâm nghiệp 1.065,81 1.065,58 1.064,26 99,98 99,88 99,93
1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.065,81 1.065,58 1.064,26 99,98 99,88 99,93
1.3 Đất nuôi trồng
thủy sản 1.536,16 1.543,92 1.547,69 100,50 100,24 100,37 1.4 Đất nông nghiệp khác 36,23 37,54 37,54 103,61 100 101,80 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên (2016)
Nguyên nhân do chính sách về thu hồi bồi thường có nhiều thay đổi, thiếu nhất quán, nhiều điểm chưa cụ thể rõ ràng. Việc nhà đầu tư tự thoả thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất đã gây xáo trộn về giá đất và phát sinh sự so bì đối với các dự án của nhà nước; Do tổ chức thực hiện: Hệ thống hồ sơ địa chính thiếu.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người sử dụng đất còn hạn chế. Trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn cấp cơ sở không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, công tác đăng ký, lập hồ sơ đất nông nghiệp được thực hiện đảm bảo đúng quy định đề ra. Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chu kỳ 5 năm và công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện khá tốt đảm bảo đúng tiến độ quy định, số liệu có độ tin cậy cao. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất nông nghiệp tuy không nhiều nhưng vẫn còn sai phạm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai nói chung.
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm dần qua các năm, năm 2015 giảm 18,87 ha so với năm 2014. Năm 2016 giảm 82,06 ha so với năm 2014. Diện tích đất nông nghiệp giảm dần theo qua các năm gần đây nhưng các loại đất bên trong nó lại có những biến đổi theo chiều hướng tăng diện tích trồng cây ăn quả lâu năm, tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, giảm diện tích trồn lúa hàng năm. Nguyên nhân của sự tăng, giảm diện tích đất nông nghiệp nêu trên là do đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, huyện đề ra chủ trương, người dân hưởng ứng chuyển đổi sản xuất những mặt hàng nông sản, thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, thay vì sản xuất lúa gạo hiệu quả kinh tế rất thấp.
4.1.1.2. Số lượng các loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên
Toàn huyện có 16.078,83 ha đất nông nghiệp (NNP = SXN + LNP + NTS + NKH) chiếm 77,2% diện tích đất tự nhiên (20.834,13 ha, năm 2016). Trong đó đất sản xuất nông nghiệp (SXN) 13.429,34 ha, đất lâm nghiệp (LNP) 1.064.26 ha, đất nuôi trồng thủy sản (NTS) 1.547,69 ha, đất nông nghiệp khác (NKH) 37,54 ha. Đất trồng cây hàng năm (CHN) 9.610,56ha; đất trồng lúa (LUA) 8.519,89 ha, được phân bố nhiều ở các xã Quế Nham, Việt Lập, Cao Xá, Ngọc Thiện...; đất trồng cây hàng năm khác (HNK) 1.090,67 ha; đất rừng sản xuất (RSX) 1.064,26 ha, được phân bố chủ yếu tại các xã Liên Chung, An Dương, Việt Lập...; đất trồng cây lâu năm (CLN) 3.818,78 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Phúc Hoà, Cao Xá, Liên Sơn, An Dương, Tân Trung, Việt Lập, Liên Chung, Lan Giới, Ngọc Châu.
Bảng 4.2. Diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Tân Yên năm 2016 ĐVT: ha STT Đơn vị hành chính nông Đất nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác Tổng diện tích đất 20834,13 16078,84 13429,35 9610,56 8519,89 1090,67 3818,78 1064,26 1064,26 1547,69 37,54 1 TT Cao Thượng 257,63 129,97 120,53 88,46 84,64 3,82 32,07 3,14 3,14 6,30 0 2 TT Nhã Nam 131,72 82,85 79,50 59,05 53,55 5,50 20,45 0 - 3,35 0 3 Xã An Dương 1113,67 900,65 611,74 432,68 390,49 42,19 179,06 173,94 173,94 112,69 2,28 4 Xã Cao Thượng 686,36 523,05 435,06 297,68 264,81 32,87 137,38 40,00 40,00 47,99 0 5 Xã Cao Xá 1512,09 1158,8 982,45 679,75 580,07 99,68 302,7 79,11 79,11 94,61 2,63 6 Xã Đại Hoá 501,63 377,46 350,46 295,92 277,63 18,29 54,54 0,00 - 27,00 0 7 Xã Hợp Đức 976,47 781,75 643,89 347,7 241,77 105,93 296,19 29,09 29,09 108,77 0 8 Xã Lam Cốt 914,60 696,12 626,46 437,04 384,34 52,70 189,42 24,87 24,87 44,79 - 9 Xã Lan Giới 562,83 445,96 359,71 256,44 247,32 9,12 103,27 40,37 40,37 41,71 4,17 10 Xã Liên Chung 1206,94 999,80 755,27 558,57 431,53 127,04 196,7 155,14 155,14 89,39 - 11 Xã Liên Sơn 767,17 642,34 530,22 289,42 266,95 22,47 240,8 74,34 74,34 37,78 - 12 Xã Ngoc Châu 957,44 735,80 590,33 350,70 331,43 19,27 239,63 11,32 11,32 122,37 11,78
STT Đơn vị hành chính nông Đất nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác Tổng diện tích đất 20834,13 16078,84 13429,35 9610,56 8519,89 1090,67 3818,78 1064,26 1064,26 1547,69 37,54 13 Xã Ngoc Lý 910,61 643,78 570,75 446,59 408,01 38,58 124,16 14,31 14,31 58,72 - 14 Xã Ngọc Thiện 1392,79 1046,04 925,59 809,08 765,13 43,95 116,51 10,33 10,33 110,12 - 15 Xã Ngọc Vân 1080,11 847,55 768,18 566,09 517,22 48,87 202,09 16,24 16,24 56,74 6,39 16 Xã Nhã Nam 427,55 320,86 268,30 230,64 204,09 26,55 37,66 35,99 35,99 16,57 - 17 Xã Phúc Hoà 1085,35 877,54 798,80 360,55 329,68 30,87 438,25 23,67 23,67 50,81 4,26 18 Xã Phúc Sơn 575,60 443,50 400,85 313,94 280,49 33,45 86,91 29,37 29,37 13,28 - 19 Xã Quang Tiến 581,19 438,66 376,56 322,16 309,26 12,90 54,4 4,41 4,41 57,69 - 20 Xã Quế Nham 1042,99 719,83 556,62 517,00 445,20 71,80 39,62 48,70 48,70 108,48 6,03 21 Xã Song Vân 834,77 648,70 597,66 440,29 384,93 55,36 157,37 6,47 6,47 44,57 - 22 Xã Tân Trung 1007,34 825,10 680,31 473,82 428,72 45,10 206,49 101,15 101,15 43,64 - 23 Xã Việt Lập 1445,02 1169,02 826,72 561,68 510,41 51,27 265,04 129,52 129,52 212,78 - 24 Xã Việt Ngọc 862,25 623,70 573,38 475,31 382,22 93,09 98,07 12,78 12,78 37,54 -
4.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp có rất nhiều nội dung, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương; tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang nổi lên bốn vấn đề chính cần tập trung nghiên cứu như sau: