Những thuận lợi, khó khăn của huyện Tân Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)

* Thuận lợi

- Có vị trí nằm cách không xa thành phố Bắc Giang và tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, trên địa bàn huyện có 5 tuyến tỉnh lộ chạy qua và tuyến giao thông đường thuỷ trên các sông lớn như sông Thương, hệ thống nông giang sông chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trị và thu hút đầu tư.

- Đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào tạo lợi thế để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Quỹ đất còn khá lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là phát triển cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đô thị, cơ sở hạ tầng.

- Nguồn lao động dồi dào với trên 103 nghìn lao động trong độ tuổi, nhân dân có truyền thống cần cù, sáng tạo là lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản).

- Hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ cả về đường bộ, đường sông tạo được mối liên kết với các huyện, tỉnh khác; hạ tầng về thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông,… có tốc độ phát triển khá, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong điều kiện đặc thù của huyện đa dạng về văn hoá, tôn giáo được thực hiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.

* Khó khăn

- Hiện tại cảnh quan môi trường đã, đang bị xâm hại do tập quán sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cũng cần được quan tâm đầu tư đảm bảo môi trường luôn trong sạch, bền vững.

- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, chưa tạo được đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

- Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất công nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự hình thành được những sản phẩm mũi nhọn, có tính đột phá, cũng như những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế để tạo nguồn thu cho ngân sách; chưa gắn chặt sản xuất với xuất khẩu; hàng hóa chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu, giá trị thấp, kiểu dáng quy cách, chất lượng sản phẩm chưa cao.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh qui mô lớn và đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)