Tổng quan về tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 91)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn

4.1.1. Tổng quan về tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Tổng quan về tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

4.1.1.1. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên

Về mặt quản lý nhà nước thì đất nơng nghiệp cũng chịu sự tác động, quản lý cơ bản như các loại đất khác, nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên được quản lý tốt theo quy định hiện hành của pháp luật, bám sát nội dung Luật đất đai 2013 để triển khai thực hiện. Các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức thực hiện theo đúng quy định các văn bản do cấp trên ban hành về công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng... Giai đoạn 2014-2016 huyện đã đo đạc và lập bản đồ địa chính được 24/24 đơn vị đạt 100%. Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện được chú trọng và được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh và Trung ương. Theo đó, Huyện đã xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 của huyện Tân Yên”.

Việc lập quy hoạch cơ bản không chồng chéo giữa Quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành khác song do Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung không được lập trước nên Quy hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh bổ sung nhiều. Đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến 2015 đạt 100% đơn vị đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Tuy nhiên theo quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lập sau quy hoạch KT- XH và quy hoạch chung, nhưng chưa thực hiện được nên quy hoạch sử dụng đất thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung. Quy hoạch phần lớn chưa thực hiện được chi tiết đến từng thửa đất theo quy định do nhiều đơn vị chưa có bản đồ địa chính. Thực hiện Nghị định 64/CP, ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc Ban hành văn bản quy định về việc giao đất nơng nghiệp cho

hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đất nơng nghiệp; Việc thu hồi đất nông nghiệp chậm, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo đơng người, vượt cấp trong các chính sách bồi thường tái định cư; Người dân có tâm lý gây khó khăn, chây ì thì giá bồi thường ngày càng cao.

Bảng 4.1. Kết quả kiểm kê, thống kê biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 2014-2016 ĐVT: ha STT Phân loại đất đai 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015 /2014 2016 /2015 BQ Tổng diện tích tự nhiên 20.834,12 20.834,12 20.834,13 100 100 100 1 Đất nông nghiệp 16.160,89 16.142,02 16.078,83 99,88 99,60 99,74 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.522,69 13.494,98 13.429,34 99,79 99,51 99,65

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.706,49 9.681,56 9.610,56 99,74 99,27 99,50 1.1.2 Đất trồng lúa 8.605,39 8.587,06 8.519,89 99,79 99,21 99,5 1.1.3 Đất trồng cây

hàng năm khác 1.101,10 1.094,50 1.090,67 99,40 99,65 99,53 1.1.4 Đất trồng cây lâu năm 3.816,20 3.813,42 3.818,78 99,92 100,14 100,03

1.2 Đất lâm nghiệp 1.065,81 1.065,58 1.064,26 99,98 99,88 99,93

1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.065,81 1.065,58 1.064,26 99,98 99,88 99,93

1.3 Đất nuôi trồng

thủy sản 1.536,16 1.543,92 1.547,69 100,50 100,24 100,37 1.4 Đất nông nghiệp khác 36,23 37,54 37,54 103,61 100 101,80 Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tân Yên (2016)

Nguyên nhân do chính sách về thu hồi bồi thường có nhiều thay đổi, thiếu nhất quán, nhiều điểm chưa cụ thể rõ ràng. Việc nhà đầu tư tự thoả thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất đã gây xáo trộn về giá đất và phát sinh sự so bì đối với các dự án của nhà nước; Do tổ chức thực hiện: Hệ thống hồ sơ địa chính thiếu.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người sử dụng đất cịn hạn chế. Trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn cấp cơ sở không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, cơng tác đăng ký, lập hồ sơ đất nông nghiệp được thực hiện đảm bảo đúng quy định đề ra. Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chu kỳ 5 năm và công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện khá tốt đảm bảo đúng tiến độ quy định, số liệu có độ tin cậy cao. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất nông nghiệp tuy không nhiều nhưng vẫn cịn sai phạm ảnh hưởng đến cơng tác quản lý đất đai nói chung.

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy diện tích đất nơng nghiệp có chiều hướng giảm dần qua các năm, năm 2015 giảm 18,87 ha so với năm 2014. Năm 2016 giảm 82,06 ha so với năm 2014. Diện tích đất nơng nghiệp giảm dần theo qua các năm gần đây nhưng các loại đất bên trong nó lại có những biến đổi theo chiều hướng tăng diện tích trồng cây ăn quả lâu năm, tăng diện tích ni trồng thủy sản, giảm diện tích trồn lúa hàng năm. Nguyên nhân của sự tăng, giảm diện tích đất nông nghiệp nêu trên là do đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, huyện đề ra chủ trương, người dân hưởng ứng chuyển đổi sản xuất những mặt hàng nông sản, thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, thay vì sản xuất lúa gạo hiệu quả kinh tế rất thấp.

4.1.1.2. Số lượng các loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên

Tồn huyện có 16.078,83 ha đất nơng nghiệp (NNP = SXN + LNP + NTS + NKH) chiếm 77,2% diện tích đất tự nhiên (20.834,13 ha, năm 2016). Trong đó đất sản xuất nơng nghiệp (SXN) 13.429,34 ha, đất lâm nghiệp (LNP) 1.064.26 ha, đất nuôi trồng thủy sản (NTS) 1.547,69 ha, đất nông nghiệp khác (NKH) 37,54 ha. Đất trồng cây hàng năm (CHN) 9.610,56ha; đất trồng lúa (LUA) 8.519,89 ha, được phân bố nhiều ở các xã Quế Nham, Việt Lập, Cao Xá, Ngọc Thiện...; đất trồng cây hàng năm khác (HNK) 1.090,67 ha; đất rừng sản xuất (RSX) 1.064,26 ha, được phân bố chủ yếu tại các xã Liên Chung, An Dương, Việt Lập...; đất trồng cây lâu năm (CLN) 3.818,78 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Phúc Hoà, Cao Xá, Liên Sơn, An Dương, Tân Trung, Việt Lập, Liên Chung, Lan Giới, Ngọc Châu.

Bảng 4.2. Diện tích các loại đất nơng nghiệp huyện Tân Yên năm 2016 ĐVT: ha STT Đơn vị hành chính nơng Đất nghiệp Đất sản xuất nơng nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất nuôi trồng thủy sản Đất nơng nghiệp khác Tổng diện tích đất 20834,13 16078,84 13429,35 9610,56 8519,89 1090,67 3818,78 1064,26 1064,26 1547,69 37,54 1 TT Cao Thượng 257,63 129,97 120,53 88,46 84,64 3,82 32,07 3,14 3,14 6,30 0 2 TT Nhã Nam 131,72 82,85 79,50 59,05 53,55 5,50 20,45 0 - 3,35 0 3 Xã An Dương 1113,67 900,65 611,74 432,68 390,49 42,19 179,06 173,94 173,94 112,69 2,28 4 Xã Cao Thượng 686,36 523,05 435,06 297,68 264,81 32,87 137,38 40,00 40,00 47,99 0 5 Xã Cao Xá 1512,09 1158,8 982,45 679,75 580,07 99,68 302,7 79,11 79,11 94,61 2,63 6 Xã Đại Hoá 501,63 377,46 350,46 295,92 277,63 18,29 54,54 0,00 - 27,00 0 7 Xã Hợp Đức 976,47 781,75 643,89 347,7 241,77 105,93 296,19 29,09 29,09 108,77 0 8 Xã Lam Cốt 914,60 696,12 626,46 437,04 384,34 52,70 189,42 24,87 24,87 44,79 - 9 Xã Lan Giới 562,83 445,96 359,71 256,44 247,32 9,12 103,27 40,37 40,37 41,71 4,17 10 Xã Liên Chung 1206,94 999,80 755,27 558,57 431,53 127,04 196,7 155,14 155,14 89,39 - 11 Xã Liên Sơn 767,17 642,34 530,22 289,42 266,95 22,47 240,8 74,34 74,34 37,78 - 12 Xã Ngoc Châu 957,44 735,80 590,33 350,70 331,43 19,27 239,63 11,32 11,32 122,37 11,78

STT Đơn vị hành chính nơng Đất nghiệp Đất sản xuất nơng nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất nuôi trồng thủy sản Đất nơng nghiệp khác Tổng diện tích đất 20834,13 16078,84 13429,35 9610,56 8519,89 1090,67 3818,78 1064,26 1064,26 1547,69 37,54 13 Xã Ngoc Lý 910,61 643,78 570,75 446,59 408,01 38,58 124,16 14,31 14,31 58,72 - 14 Xã Ngọc Thiện 1392,79 1046,04 925,59 809,08 765,13 43,95 116,51 10,33 10,33 110,12 - 15 Xã Ngọc Vân 1080,11 847,55 768,18 566,09 517,22 48,87 202,09 16,24 16,24 56,74 6,39 16 Xã Nhã Nam 427,55 320,86 268,30 230,64 204,09 26,55 37,66 35,99 35,99 16,57 - 17 Xã Phúc Hoà 1085,35 877,54 798,80 360,55 329,68 30,87 438,25 23,67 23,67 50,81 4,26 18 Xã Phúc Sơn 575,60 443,50 400,85 313,94 280,49 33,45 86,91 29,37 29,37 13,28 - 19 Xã Quang Tiến 581,19 438,66 376,56 322,16 309,26 12,90 54,4 4,41 4,41 57,69 - 20 Xã Quế Nham 1042,99 719,83 556,62 517,00 445,20 71,80 39,62 48,70 48,70 108,48 6,03 21 Xã Song Vân 834,77 648,70 597,66 440,29 384,93 55,36 157,37 6,47 6,47 44,57 - 22 Xã Tân Trung 1007,34 825,10 680,31 473,82 428,72 45,10 206,49 101,15 101,15 43,64 - 23 Xã Việt Lập 1445,02 1169,02 826,72 561,68 510,41 51,27 265,04 129,52 129,52 212,78 - 24 Xã Việt Ngọc 862,25 623,70 573,38 475,31 382,22 93,09 98,07 12,78 12,78 37,54 -

4.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Công tác quản lý nhà nước đối với đất nơng nghiệp có rất nhiều nội dung, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương; tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang nổi lên bốn vấn đề chính cần tập trung nghiên cứu như sau:

4.1.2.1. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, các loại đất đai khác của huyện Tân Yên được công khai và quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Nghị định số 01/2017/NĐ- CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật đất đai 2013. Uỷ ban nhân dân huyện, Phịng Tài Ngun và mơi trường huyện luôn quan tâm đến công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện nói chung, đất nơng nghiệp nói riêng bởi nếu có một quy hoạch, kế hoạch tổng thể sử dụng đất lâu dài, tầm nhìn xa tốt mới quản lý và sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả được. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND và Phịng Tài ngun & mơi trường huyện đã bám sát Luật đất đai năm 2013; Căn cứ Khoản 3, Điều 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần quản lý đất nơng nghiệp được tốt nhất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện được xây dựng dựa vào các phòng, ban cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng đất thuộc danh mục chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện theo từng đơn vị hành chính cấp xã; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương.

Các phòng, ban cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã gửi nhu cầu sử dụng đất về Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Phịng Tài ngun và Mơi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất. Phịng Tài ngun và Mơi trường xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo chức năng.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện và chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do cấp huyện, cấp xã xác định. Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do cấp huyện, cấp xã xác định gồm đất nông nghiệp khác; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cơng cộng; đất tín ngưỡng; đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng gồm khu vực chuyên trồng lúa nước; khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm; khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu đô thị - thương mại - dịch vụ; khu du lịch; khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn.

Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Chương II Điều 18 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”. Luật đất đai 2013 (Điều 40) cũng quy định rõ việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khơng chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình, tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, môi trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai. Đặc biệt trong giai đoạn thực hiện cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là yêu cầu cấp thiết đối với mọi cấp địa bàn lãnh thổ.

Trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2020, với phương hướng phát triển kinh tế bền vững và toàn diện, nhiệm vụ đặt ra cho huyện là thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn so với giai đoạn trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Tăng nhanh tỷ trọng ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Dịch vụ - thương mại - du lịch và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân... tương xứng với vị trí, vai trị và tiềm năng thế mạnh của huyện. Huyện Tân Yên là một huyện mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, để phát triển theo xu thế thời đại mặc dù ngành nông nghiệp sẽ giảm tỷ trọng nhưng khơng có nghĩa là dần xóa

bỏ nền nơng nghiệp mà thay vào đó là sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung, chuyên canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quy hoạch sử dụng đất của huyện từ 2015 đến năm 2020 là nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa then chốt, tạo cơ sở để có thể chủ động khai thác và phát huy triệt để, có hiệu quả nguồn lực đất đai cũng như tranh thủ tối đa mọi hỗ trợ từ bên ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung, mà trong đó ngành sản xuất nơng nghiệp là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 91)