Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 96)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đất

NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên bao gồm 4 yếu tố cơ bản sau: (1) Cơ chế, chính sách và pháp luật đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện; (2) Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp; (3) Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp cấp huyện; (4) Ý thức và nhận thức của người dân về việc quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp.

4.2.1. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách

Để quản lý các nội dung về đất nông nghiệp được tốt, huyện Tân Yên đã sử dụng và ban hành những cơ chế, chính sách nhằm quy định với đối tượng quản lý phải thực hiện theo để đạt được mục tiêu quản lý của mình. Như quản lý về hành chính; quản lý bằng phương pháp kinh tế; quản lý bằng hình thức tuyên truyền, dân vận. Đối với quản lý về hành chính đã ban hành các quy trình, biểu mẫu cấp giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, áp dụng Luật đất đai, các văn bản liên quan quy định chi tiết về đất nơng nghiệp, qua đó tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu QLNN cũng như các mệnh lệnh hành chính và kiểm tra việc chấp hành các quy tắc mệnh lệnh hành chính. Phương pháp hành chính có tác động ngay, có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Chính vì vậy phương pháp hành chính rất cần thiết trong các trường hợp chính quyền nhà nước sử dụng cơng cụ hành chính để ban hành các quyết định hành chính như: phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ, thu hồi đất đai, xử lý các vi phạm trong quản lý và SDĐ... Khi ra các quyết định hành chính, người ban hành cần có đủ năng lực quản lý, thu thập và phân tích thơng tin nhằm đảm bảo cho quyết định hành chính được thi hành; phải dự báo được tình hình phát triển chính, tính tốn đầy đủ các khía cạnh có liên quan, các lợi ích. Khi sử

dụng quyết định hành chính cần gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định, mỗi cán bộ, mỗi bộ phận phải có trách nhiệm đầy đủ về việc sử dụng các quyền đó. Bởi vì, cấp ra quyết định càng cao thì phạm vi ảnh hưởng của

quyết định hành chính khi sai sót xảy ra càng lớn. Quản lý bằng phương pháp

kinh tế: Phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng SDĐ thông qua các lợi ích kinh tế. Là cách thức tác động gián tiếp của Chính quyền lên đối tượng quản lý nhằm làm cho họ quan tâm đến hiệu quả cuối cùng của hoạt động, từ đó đối tượng tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phương pháp kinh tế chính là phương pháp tác động thơng qua sự vận động của các phạm trù kinh tế. Nhà nước tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế- kỹ thuật. Phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thực cho đối tượng bị quản lý, cho nên tác động rất nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động của mỗi cá nhân và tập thể. Nếu áp dụng biện pháp kinh tế đúng đắn, các lợi ích được thực hiện thoả đáng thì tập thể, con người trong hệ thống sẽ quan tâm hoàn thành nhiệm vụ. Điều này giúp cho các cơ quan chính quyền giảm được việc điều hành, kiểm tra đôn đốc và đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Quản lý bằng phương pháp tuyên truyền giáo dục: Tuyên truyền, giáo dục trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai là biện pháp tác động của chính quyền vào nhận thức, tình cảm của người dân và cán bộ quản lý, nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai. Quản lý nhà nước về đất đai chỉ có thể thành cơng khi nó nhận được thái độ và hành động ủng hộ, hưởng ứng của người dân. Nhiệm vụ của nhà nước là tuyên truyền vận động giáo dục làm cho người dân và cán bộ quản lý nâng cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai. Đó là những phương pháp chính, ngồi ra cịn kết hợp nhiều phương pháp khác với mục tiêu chính là quản lý mọi hoạt động về đất nông nghiệp được hiệu quả, giảm sai xót, giảm vi phạm, giảm thủ tục hành chính, thuận tiện cho người dân.

Dưới bảng 4.20 cho thấy rất rõ sự tác động của cơ chế chính sách đến cơng tác quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện, nó tác động ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân như thuế đất đai, thủy lợi phí; cơng tác thơng tin tun truyền cũng góp một phần quan trọng, như tuyên truyền vận động

nơng dân dồn điền, đổi thửa hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 4.20. Kết quả đánh giá của nông dân về ảnh hưởng của cơ chế chính sách

Chỉ tiêu

Mức độ đánh giá

Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng

SL % SL % SL %

1. Chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

35 87,5 05 12,5 0 0

2. Các chính sách xã hội khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

37 92,5 3 7,5 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Đã có 87,5% ý kiến người dân đánh giá các chính sách của nhà nước về quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn; 92,5% ý kiến đánh giá các chính sách xã hội khác ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với đất nơng nghiệp trên địa bàn. Qua đó cho thấy các cơ chế chính sách tác động rất lớn đến công tác quản lý nhà nước đối với đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện, vì vậy xây dựng và triển khai một chính sách đúng đắn, có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho người dân và cho xã hội.

4.2.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ và bộ máy tổ chức quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

Trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được nâng cao về trình độ chun mơn nghiệp vụ, được đào tạo chính quy, tiếp cận những cơng nghệ tiên tiến hiện đại vì vậy áp dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó hệ thống bộ máy quản lý nhà nước ngày càng được hoàn thiện về tổ chức bộ máy, đề ra các quy định quản lý khoa học, rút ngắn thủ tục hành chính, hạn chế việc tiêu cực, gây phiền hà sách nhiễu nhân dân. Đạo đức công vụ của cán bộ làm công tác quản

lý nhà nước về đất nông nghiệp được đặc biệt quan tâm, nhìn chung cán bộ có đạo đức tốt, hết lịng phục vụ nhân dân đến liên hệ công tác, giải quyết sự việc; đồng thời có những biện pháp xử lý kịp thời những vi phạm khi giải quyết công việc với nhân dân.

Hiện nay hệ thống quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được hoàn thiện tốt hơn, các cơ quan chun mơn có quy chế phối hợp, phân cấp quản lý chặt chẽ tạo thành một quy trình khép kín, mạch lạc rõ ràng và khoa học.

Bảng 4.21. Trình độ cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu Phịng Tài ngun và mơi trường Trung tâm phát triển quỹ đất & cụm công nghiệp Cán bộ địa chính xã, thị trấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Trình độ học vấn - Trung học phổ thông 07 100 05 100 48 100 2. Trình độ chun mơn - Thạc sĩ 04 57,14 02 40 - - - Đại học 03 42,86 03 60 33 68,75 - Cao đẳng - - - - 11 22,92 - Trung cấp - - - - 04 8,33

Nguồn: Phịng Tài ngun và mơi trường huyện Tân Yên (2016)

Qua bảng 4.21 cho thấy trình độ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn có chất lượng tốt, Phịng tài Ngun và mơi trường trình độ thạc sĩ chiếm 57,14% tổng số cán bộ, công chức. Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm cơng nghiệp huyện trình độ thạc sĩ chiếm 40%; cán bộ cơng chức các xã, thị trấn trình độ đại học chiếm 68,75% cho thấy trình độ chun mơn cao, đồng đều tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên

Mức đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)

Cán bộ địa phương 40 100

- Tốt 37 92,5

- Trung bình 0 0

- Không tốt 03 7,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) 4.2.3. Ảnh hưởng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp cấp huyện

Qua bảng 4.23 cho thấy đánh giá của cán bộ xã, huyện về công tác lãnh đạo chỉ đạo, điều hành phối hợp các cơ quan chuyên môn của huyện; của các xã, thị trấn về quản lý nhà nước đối với đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện nhìn chung đạt kết quả tốt; về Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân và sự phối hợp của đội ngũ cán bộ các cơ quan chuyên môn tham gia quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng đạt kết quả cao, 80% người được điều tra đánh giá tốt, cho thấy đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, có phẩm chất đạo đức lối sống và có năng lực chuyên mơn để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Từ kết quả đánh giá, nhận xét nêu trên cho thấy sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện rất tốt. Sự phối hợp này được thực hiện theo một trình tự chặt chẽ, khoa học, vừa chi phối vừa quản lý lẫn nhau.

Như việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hàng năm, UBND huyện căn cứ vào quyết định phê duyệt của UBND tỉnh từ đó định hướng xây dựng kế hoạch sử dụng đất nơng nghiệp của huyện mình theo đúng chỉ tiêu được giao; chỉ đạo các cơ quan chun mơn như Phịng Tài ngun và môi trường huyện trực tiếp tham mưu xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện.

Bảng 4.23. Đánh giá của cán bộ xã, huyện về sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn về QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

Tốt Trung bình Chưa tốt

SL % SL % SL %

1

Đánh giá Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phối hợp các cơ quan chuyên môn của huyện; của các xã, thị trấn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

31 77,5 09 22,5 0 0

2

Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân và sự phối hợp của đội ngũ cán bộ các cơ quan chuyên môn tham gia quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

32 80 08 20 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Để xây dựng được kế hoạch Phòng Tài nguyên và môi trường huyện phải phối hợp với Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ địa chính các xã, thị trấn để thu thập thơng tin chính xác nhất giúp cơng tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất chính xác, hiệu quả. Nếu các cơ quan như Phịng Nơng nghiệp, cán bộ địa chính các xã khơng thể cung cấp thông tin chuẩn xác hoặc cung cấp thơng tin sai lệch thì việc Phịng Tài nguyên và môi trường huyện xây dựng kế hoạch sẽ rất dễ dẫn đến sai lệch diện tích nếu khơng kiểm tra kỹ. Ngược lại các cơ quan chun mơn có thể phát hiện ra những sai lệch, thiếu sót từ đó chỉ ra để cùng nhau phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

4.2.4. Ý thức và nhận thức của người dân về việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp nông nghiệp

Kết quả điều tra cũng đã phần nào nói nên được ý thức và nhận thức của người dân đối với công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trên thực tế việc vi phạm về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn cịn xảy ra nhiều nhưng khơng phát hiện hết và chưa xử lý

triệt để được. Việc người nông dân tự ý đào ao nuôi cá, chuyển đổi trái phép đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả lâu năm vẫn còn diễn ra nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời và quyết liệt. Người dân tự ý bán ruộng đất cho nhau thông qua giấy viết tay, không qua cơ quan chuyên môn nên việc quản lý, kiểm sốt gặp rất nhiều khó khăn. Đã có 70% ý kiến cho rằng người dân có chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 72,5% ý kiến cho rằng người dân có trao đổi, mua bán trái phép ruộng đất và 40% ý kiến cho rằng người dân chưa có hiểu biết rõ ràng về pháp luật đất đai. Các ý kiến nhận xét đánh giá phần nào phản ánh được thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, đây là những cơ sở, căn cứ để các cơ quan QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điều chỉnh, khắc phục giúp công tác quản lý được tốt hơn.

Bảng 4.24. Đánh giá của cán bộ về ý thức, nhận thức của người dân về việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

Có Khơng có

SL % SL %

1. Việc một số hộ dân tự ý chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất ruộng sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản

28 70 12 30

2. Việc trao đổi, mua bán trái phép ruộng đất (đất trồng lúa) trên địa bàn thôn, xã

29 72,5 11 27,5

3. Nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật đất đai của người dân đối với lĩnh vực đất nông nghiệp

24 60 16 40

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) 4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

4.3.1. Căn cứ và định hướng về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Huyện Tân n có diện tích đất nơng nghiệp 16.078,83 ha chiếm 77,2% diện tích đất tự nhiên của huyện 20.834,13 ha (2016). Theo quy hoạch tổng thể

đất đai đến năm 2020 của huyện, đất nông nghiệp cần phải chuyển đổi cho nhiều nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là : 15.158,01 ha giảm 920,82 ha so với năm 2016 (16.078,83 ha) ; Trong đó biến động một số loại đất chính như sau : Đất trồng lúa năm 2020 là : 7.990,88 ha giảm 529,01 ha so với năm 2016 (8.519,89 ha) ; Đất trồng cây lâu năm năm 2020 là : 3.930,17 ha tăng 111,39 ha so với năm 2016 (3.818,78) ; Đất nuôi trồng thủy sản năm 2020 : 1.654,22 ha tăng 106,53 ha so với năm 2016 (1.547,69 ha).

Bảng 4.25. Biến động đất nông nghiệp năm 2016 so với quy hoạch năm 2020

STT Tên đất Năm 2016 (ha)

Năm 2020 (ha)

Biến động tăng (+), giảm (-) so với năm

2020 (ha)

1 Đất nông nghiệp (NNP) 16.078,83 15.158,01 - 920,82

2 Đất trồng lúa (LUA) 8.519,89 7.990,88 - 529,01

3 Đất trồng cây lâu năm 3.818,78 3.930,17 + 111,39

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 96)