Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 96)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn

4.1.3. Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

* Ưu điểm

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Tân Yên, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016 nhìn chung được thực hiện tốt, đúng quy định, bám sát Luật đất đai và các văn bản hiện hành liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Qua số liệu điều tra các đối tượng về công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đều đánh giá cao công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước

đối với đất nông nghiệp của các cơ quan chuyên môn của huyện, thể hiện qua các số liệu điều tra dưới đây:

Bảng 4.18. Tổng hợp điều tra cán bộ huyện, xã về công tác quản lý nhà nước Đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2014-2016

TT Nội dung Mức đánh giá Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1

Đánh giá Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của huyện; của các xã, thị trấn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện?

31 77,5 09 22,5 0 0

2

Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến văn bản chuyên môn về công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến cán bộ, người dân sản xuất, sử dụng đất nông nghiệp ra sao?

23 57,5 12 30 05 12,5

3

Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ cấp huyện, cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn?

27 67,5 11 27,5 02 05

4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất nông nghiệp? 33 82,5 07 17,5 0 5

Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đối với đất nơng nghiệp?

26 65 14 35 0

6

Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp?

24 60 16 40 0 7 Công tác thống kê, kiểm kê đất nông

nghiệp trên địa bàn huyện? 31 77,5 09 22,5 0 8

Công tác thanh tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện?

25 62,5 15 37,5 0

Qua kết quả đánh giá của cán bộ cấp huyện, cấp xã về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã phản ánh khách quan kết quả công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Đối với công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện: Cùng với xu hướng của cả tỉnh nói chung, huyện Tân Yên nói riêng đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang được tập trung đầu tư đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Luật đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai ra đời khiến Luật đất đai năm 2003 khơng cịn phù hợp nữa, vì vậy năm 2015 huyện đã triển khai điều chỉnh, xây dựng lại quy hoạch tổng thể đất đai, đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu 2016 của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Yên. Quy hoạch mới lập ra phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phần nào đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người nông dân trong huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên được người dân đồng tình ủy hộ. Những cánh đồng sản xuất nơng sản hàng hóa chun canh tập trung, những khu vực chuyên canh cây ăn quả, vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn được hình thành trên khắp địa bàn đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, bộ mặt nông thôn huyện Tân Yên đang đổi mới từng ngày.

Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp cùng với việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp được quản lý chặt chẽ, thực hiện đúng quy định, nhanh gọn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân. Việc thực hiện các quy trình thủ tục nêu trên được tiến hành công khai, minh bạch nên đã hạn chế được tiêu cực, giảm thiểu số lượng đơn thư, khiếu nại tố cáo liên quan đến đất nông nghiệp gây bức xúc dư luận nhân dân. Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, được thực hiện tốt góp phần hồn chỉnh quy hoạch tổng thể của huyện, tạo được một nguồn thu lớn để phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Những ý kiến đánh giá của nông dân về một số nội dung quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng tương đồng với các ý kiến của cán bộ xã, huyện; nhìn chung cơng tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

của huyện Tân Yên những năm qua được thực hiện tốt, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Bảng4.19. Đánh giá của nông dân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp về công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Tân Yên

Nội dung đưa ra để đánh giá

Mức đánh giá

Tốt Chưa tốt

SL % SL %

1- Đánh giá về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện

34

85 06 15

2. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên

28 70 12 30

3. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

26 65 14 35

4. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn có đáp ứng được u cầu hay khơng

35 87,5 05 2,5

5. Tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất

nông nghiệp trên địa bàn. 37 92,5 03 7,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Công tác thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp được thực hiện đúng quy định, tiến hành thống kê hàng năm và kiểm đê 5 năm một lần. Số liệu thống kê có tính kế thừa, cập nhật thường xun liên tục nên có độ chính xác cao; đây là căn cứ quan trọng để huyện tính tốn, điều chỉnh quy hoạch phù hợp mang lại hiệu quả.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện thường xuyên liên tục, góp phần hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong q trình triển khai cơng việc giữa cơ quan chuyên môn với người dân. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân, phổ biến pháp luật đất đai của huyện được thực hiện thường xuyên, liên tục đóng một vai trị quan trọng về nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân giúp người dân hiểu rõ, thực hiện các công việc liên quan đến đất nông nghiệp đúng quy định, phần nào làm giảm thiểu vi phạm và đơn thư khiếu kiện về đất nông nghiệp.

* Tồn tại, hạn chế:

Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên những năm qua cơ bản thực hiện tốt, nhưng do nhu cầu sử dụng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng đột biến của người dân trong thời gian gần đây đã phá vỡ nhiều tiêu chí trong quy hoạch tổng thể, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện; nguyên nhân của tình trạng này là nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện rất lớn mà phê duyệt quy hoạch, kế hoạch của tỉnh đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, lại q ít khơng đáp ứng được nhu cầu sử dụng, vì vậy người dân đã tự ý chuyển đổi trái phép mục đích cơ cấu cây trồng một cách tràn lan trên diện rộng mà chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả, một phần do một số xã trong huyện buông lỏng quản lý, cũng có nơi chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người dân nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế trái với quy định.

Tình trạng đơn thư khiếu kiện về đất nơng nghiệp của huyện rất ít, nhưng tình trạng người dân vi phạm về đất nông nghiệp lại rất nhiều, như: lấn chiếm, tự ý mua bán trái phép, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trái quy định, xây dựng cơng trình khơng phép trên đất nông nghiệp…đây hiện đang là vấn đề nóng của huyện nhưng biện pháp xử lý lại chưa đủ sức răn đe, chưa có chế tài, quy định rõ ràng, chặt chẽ, nên rất khó khăn trong việc xử phạt, nhiều nơi cịn bng lỏng quản lý khơng lắm bắt được tình hình vi phạm của người dân. Các trường hợp vi phạm thì khơng xử lý triệt để, không hợp thức hóa được để làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất, vì vậy các trường hợp vi phạm khơng bị xử lý trong thời gian dài khiến một số hộ dân đua nhau làm theo gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai của huyện.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cịn nhiều vấn đề phức tạp, tình trạng cán bộ cơ sở có lúc, có nơi cịn gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu với người dân. Chính vì vậy có thời điểm huyện đã luân chuyển hàng chục cán bộ địa chính xã, thị trấn sang đơn vị khác và lĩnh vực khác nhằm tránh hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu với nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 96)