Phần 1 Mở đầu
2.3. Cơ sơ thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Yên về quản lý nhà nước
đối với đất nông nghiệp
Qua nghiên cứu công tác QLNN đối với đất nông nghiệp trên một số địa phương trong cả nước, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang như sau:
- Cơng tác quy hoạch có một vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao vì vậy cần làm tốt cơng tác quy hoạch, quản lý công tác quy hoạch; lập kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện đồng bộ, quy hoạch cấp trên lập và được duyệt từ đó phân khai chỉ tiêu các loại đất để xây dựng quy hoạch cấp dưới. Quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp trên. Quy hoạch giữa các cấp phải cùng chu kỳ và ổn định trong ít nhất là 10 năm và phải có tầm nhìn dài hạn hơn. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải trên cơ sở thống nhất với nhiều quy hoạch chuyên ngành khác và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, tập quán sử dụng đất và loại hình sử dụng đất mỗi địa phương, đảm bảo nguồn tài nguyên đất đai được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, phù hợp với từng địa bàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ thực hiện tốt các nội dung về công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Quan tâm thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát xử lý triệt để các vi phạm về đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện góp phần hạn chế, ngăn chặn tối đa những vi phạm về đất nông nghiệp.
- Cần quản lý tốt việc người dân tự ý trao đổi mua bán trái phép đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, cần có những cơ chế ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho cơng tác tích tụ ruộng đất, quy tụ đất đai hình thành những cánh đồng mẫu lớn, sản xuất chuyên canh áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất cho năng xuất cao.
- Cần xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống dữ liệu thông tin đất đai đồng bộ trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại từ trung ương đến địa phương; như hệ thống dữ liệu liên thông từ Trung ương, tỉnh, huyện, xã thuận tiện cho việc tra cứu và kiểm tra giám sát về đất đai.
- Quản lý tốt các quyền cơ bản về đất đai như quyền sở hữu, quyền sử dụng…, giải quyết hài hồ giữa nhiều nhóm lợi ích trong xã hội đối với đất đai như lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân, doanh nghiệp tránh tình trạng lợi ích nhóm đầu cơ, tích trữ, thao túng đất đai cho mục đích cá nhân.
- Cần làm tốt cơng tác quản lý đối với đất đai trong đó có đất nông nghiệp. Quản lý đất đai bằng cơ chế chính sách, bằng quy định của pháp luật tăng cường quyền lực của nhà nước tác động lên đối tượng quản lý và sử dụng; công tác quản lý nhà nước đối với đất nơng nghiệp có một vai trị rất quan trọng vì vậy tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết.