Vai trò của hoạt động phát triển thị trường

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường cho xí nghiệp may minh hà (Trang 41)

5. Tổng quan nghiên cứu

1.4 Vai trò của hoạt động phát triển thị trường

Dù ở bất cứ giai đoạn nào, thị trường cũng có vai trò quan trọng quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải là các cá thể riêng lẻ tự sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm do chính mình làm ra, mà phải nhờ qua thị trường để mua các nguyên liệu đầu vào và bán các sản phẩm đầu ra. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có thể tự bản thân mình quyết định kinh doanh cái gì? Kinh doanh ra sao? Và kinh doanh cho ai? Tuy nhiên để có thể được thị trường chấp nhận và dành cho mình một chỗ dứng thì không phải là điều dễ dàng. Điều này càng quan trọng hơn với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Những hàng hóa sản phẩm mà họ làm ra phải được người tiêu dùng chấp nhận, phải được tiêu thụ và ngày càng phổ biến trên thị trường. Để đạt được điều đó, thì làm tốt hoạt động phát triển thị trường là vô cùng quan trọng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Nhờ có hoạt động kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình, đạt được mục đích chính là thu về lợi nhuận, qua đó tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường lớn thì khả năng tiêu thụ hàng hóa sản phẩm là càng nhiều. Ngược lại, nếu thị phần trên thị trường giảm đi, thị trường bị thu hẹp, doanh nghiệp sẽ khó bán được hàng, doanh thu lợi nhuận giảm, có thể dẫn đến thua lỗ hoặc thậm chí là phá sản. Với sự phát triển

như vũ bão của KHCN, đặc biệt là chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, cuộc sống của con người ngày một trở nên hiện đại vì thế mà nhu cầu của họ cũng không ngừng gia tăng cả về mặt chất lẫn mặt lượng. Một doanh nghiệp hôm trước có thể đang đứng trên đỉnh cao của thành công, thì ngay hôm sau có thể rơi xuống đáy của khủng hoảng chỉ vì không bám sát được thị trường một cách kịp thời. Và ngược lại, cũng có những doanh nghiệp phát triển một cách chậm chạp, thậm chí có nguy cơ phá sản cũng có thể ngay lập tức vực dậy nếu họ nhạy bén và bắt kịp được những biến chuyển từ thị trường, tìm ra được những khe cửa dù là hẹp để giúp cho doanh nghiệp mình lách qua.

Như đã nói ở trên, lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ thị trường. Thị trường giúp điều tiết và hướng dẫn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, bài toán “sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?” không phải do doanh nghiệp tự quyết định, mà lời giải phải lấy từ thị trường, từ nhu cầu của người tiêu dùng. Vì mục tiêu của mọi doanh nghiệp đều là mang bán và kinh doanh những hàng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng chứ không phải bán những cái mà doanh nghiệp có, nên doanh nghiệp luôn phải cố gắng tìm hiểu các nhu cầu ấy thông qua các nhân tố của thị trường như cung- cầu, giá cả,... Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn để gia tăng lợi nhuận của mình, như nâng giá bán hàng hóa sản phẩm trong điều kiện số lượng hàng hóa bán ra là không đổi. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thực hiên điều đó là không hề đơn giản. Cách tốt nhất có thẻ áp dụng chính là tăng lượng hàng hóa được bán ra, nghĩa là phải phát triển được thị trường, lôi kéo được nhiều khách hàng biết đến và tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp diễn ra theo 2 hướng: mở rộng quy mô thị trường và thay đổi cơ cấu thị trường. Hoạt động phát triển thị trường giúp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể phát triển ổn định, đạt được thij phần cao và chiếm linh thị trường, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trong cả môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế cả trong và ngoài nước đều có nhiều biến động, doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều hơn những đối thủ sừng sỏ, có ưu thế cả về kinh nghiệm lẫn tiềm lực tài chính. Vì vậy, để có thể tồn tại và có một chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp phải không ngừng phát triển và củng cố thị trường của mình.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ 2.1 Đặc điểm thị trường dệt may Việt Nam trong những năm gần đây

Việt nam đang trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập hàng loạt tổ chức như FTA, WTO. Dệt may ngành thuộc công nghiệp nhẹ, sản phẩm sản xuất ra không những phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu mà còn đáp ứng cho nhu cầu thẩm mỹ và làm đẹp ngày càng cao của người tiêu dùng, vì vậy khả năng tiêu thụ là rất lớn. Ngành dệt may cần nhiều lao động ở trình độ trung bình với các thao tác sản xuất đơn giản theo công đoạn. Chi phí đào tạo nhân công là thấp. Ngoài ra, rào cản để gia nhập ngành cũng thấp hơn một số ngành khác. Chính vì vậy, việc mở rộng đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam đã giúp giải quyết lượng một lượng lớn lao động. Theo số liệu thống kê từ VITAS (Hiệp hội Dệt may Việt Nam): “Cứ một tỷ USD hàng dệt may xuất khẩu có thể tạo công ăn việc làm cho 150.000 đến 200.000 lao động, trong đó có 100.000 là lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50.000 đến 100.000 là lao động tại các doanh nghiệp phụ trợ khác”.

Cũng theo Vitas: “Tính đến năm 2016 Việt Nam có khoảng 5014 doanh nghiệp dệt may, chiếm đa số là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Số lượng lao động của ngành chiếm trên 20% lao động trong khu vực công nghiệp và khoảng 5% tổng số lao động cả nước. Doanh nghiệp may có tỷ trọng là lớn nhất (chiếm 84%), tiếp đến là các daonh nghiệp dệt và cuối cùng là kéo sợi (chiếm 15%)”.

* Về chuỗi giá trị

Theo “Báo cáo ngành Dệt may” của FPT Security: “Chuỗi giá trị dệt may chịu tác động lớn bởi người tiêu dùng, để tạo ra sản phẩm cuối cùng phải trải qua nhiều bước và các hoạt động sản xuất thường được thực hiện ở nhiều quốc gia. Trong đó, các nhà sản xuất sở hữu thương hiệu nổi tiếng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới sản xuất và hình thành việc tiêu thụ hàng loạt”. Chiến lược thuê gia công trên toàn cầu phụ thuộc vào nhu cầu của họ.

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được chia ra thành 5 giai đoạn cơ bản như sau: (i) Cung cấp các sản phẩm thô như: Bông, xơ tự nhiên,…

(ii) Sản xuất sản phẩm đầu vào bao gồm: Vải, chỉ, sợi do các doanh nghiệp nhuậm, dệt thực hiện.

(iii) Thiết kế và sản xuất sản phẩm: Do các daonh nghiệp may đảm nhận. (iv) Xuất khẩu sản phẩm: Các công ty thương mại đảm nhận công đoạn này.

(v) Marketing và phân phối sản phẩm.

Trong đó, “công đoạn có lợi nhuận cao nhất chính là thiết kế bản mẫu, cung cấp nguyên vật liệu và thương mại". Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt

Nam hầu như mới chỉ tham gia vào công đoạn sản xuất sản phẩm cuối cùng, được cho là tạo giá trị gia tăng thấp nhất, với tỷ suất sinh lời chỉ khoảng 5% đến10%.

* Về phương thức sản xuất

Tuy Việt Nam nằm trong Top 5 các nước xuất khẩu hàng dệt may, nhưng các công ty đa phần chỉ là nhà thầu phụ cho các daonh nghiệp may trong khu vực, đa sso chưa thực hiện được quá trình thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu.

Tổng giá trị được tạo ra từ 2 phương thức CMT (Cut Make Trim, gia công đơn thuần ) và FOB(Free on Broad - mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm) của nước ta chiếm khoảng 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, cụ thể CMT chiếm 74.2% và FOB chiếm 22.3%.

ODM (Original Designs Manufacturers – tự chủ từ nguyên vật liệu, thiết kế bản mẫu, sản xuất sản phẩm) chỉ chiếm từ 2%-3% giá trị hàng may mặc xuất khẩu nước ta. Nguyên nhân chính là do trình độ nguồn nhân lực còn thấp và thiếu thông tin trên thị trường.

OBM (Original Brands Manufacturers): Là phương thức doanh nghiệp tự thiết kế sản phẩm và ký kết các hợp đồng thương mại trong nước và quốc tế dựa trên thương hiệu riêng của mình. OBM chủ yếu phân phối sản phẩm tại thị trường trong nước và các quốc gia lân cận.

2.2 Giới thiệu khái quát về xí nghiệp may Minh Hà

Tên công ty XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ

MST 0301886832-001

Ngày cấp 31.08.2000

Tình trạng hoạt động Người nộp thuế đang hoạt động (đã được cấp giấy chứng nhận ĐKT)

Nơi đăng ký quản lý Chi cục Thuế Huyện Hoài Đức, thành phố HN

Điện thoại 0243.765.5648

Giám đốc Trần Đức Ngọ

Chủ sở hữu Kim Thị Yến Ngọc

Địa chỉ chủ sở hữu Số 27/199 đường Hồ Tùng Mậu - Phường Cầu Diễn - Quận Nam Từ Liêm – Tp Hà Nội

Ngành nghề kinh doanh G4641 - Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

G4659 - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác C14100 - (Ngành chính) May trang phục

Tài khoản ngân hàng MST: 0201896832.001

Tên giao dịch: MINH HA GARMENT Số tài khoản:

12011001050376

Tên ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Số 191 Bà triệu – Tp.Hà Nội

 Các dòng sản phẩm chính của công ty

Doanh nghiệp hiện đang nắm giữ 7 thương hiệu thời trang công sở rất được ưa chuộng trên thị trường. Công ty có những sản phẩm chính sau: sơ-mi, thể thao, jacket, quần âu, veston và các sản phẩm như váy, ca-ra-vát, áo len,...

- Sơ mi: là dòng sản phẩm chủ lực của công ty, được làm từ 100% cotton và các nguyên liệu đặc biệt, đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật và Mỹ. Sản phẩm sơ-mi của doanh nghiệp bao gồm: nam, nữ, áo chơi golf,... sản phẩm đã có những uy tín nhất định trên thị trường, được đánh giá cao bởi các hiệp hội may mặc và người tiêu dùng do có thiết kế hiện đại, phù hợp với môi trường văn phòng công sở, chất liệu bền và thoáng, chất lượng đường kim mũi chỉ sắc nét. Ban lanh đạo doanh nghiệp rất tâm đắc với sản phẩm và đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển sản phẩm, cả về chất lượng và số lượng.

- Thể thao, Jacket: hai mặt hàng với điểm nổi bật là màu sắc thiết kế bắt mắt cũng như kiểu dáng phong phú đã đáp ứng được nhu cầu của đa số khách hàng. Cũng giống như dòng sản phẩm áo sơ-mi, thì đồ trang phục thể thao và Jacket cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang 2 thị trường là Mỹ và Nhật.

- Quần âu: đây cũng là mặt hàng đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng. Sau sơ-mi, quần âu cũng được sản xuất như những mặt hàng cao cấp, đáp ứng như cầu ngày càng cao của khách hàng. Sơ-mi và quần âu sẽ là hai vũ khí mũi nhọn giúp Minh Hà cạnh tranh trực tiếp trên thị trường với các đối thủ cùng ngành, mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

- Veston, váy, ca-ra-vat: những sản phẩm này doanh nghiệp chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng từ các đối tác nước ngoài chứ chưa bán rộng rãi ở thị trường trong nước.

2.3Các nhân tố tác động tới hoạt động phát triển thị trường của xí nghiệp may Minh Hà Minh Hà

2.3.1 Các nhân tố nội bộ doanh nghiệp 2.3.1.1 Khả năng tài chính 2.3.1.1 Khả năng tài chính

Nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp đến cuối năm 2017 là 662 tỷ VNĐ. Xí nghiệp cũng sở hữu các tài sản có giá trị như nhà xưởng với quy mô 16.554m2, số lượng các thiết bị lên tới 568 bộ, số lao động thường xuyên của doanh nghiệp là khoảng 1400 người. Chi tiết các đơn vị sản xuất như sau:

Bảng 2.1: nguồn lực xí nghiệp tính đến cuối năm 2017

STT Đơn vị Lao động MMTB các loại Diện tích nhà xưởng (m2) Năng suất (sp/năm) 1 Khu A 614 238 6672 3000000 2 Khu B 332 115 4182 1500000 3 Minh Hải 469 215 5700 1500000

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)

Hệ số nợ của xí nghiệp may Minh Hà luôn ở mức trung bình là 0.6-0.7. Chỉ số này cho biết về mức độ sử dụng đòn bẩy nợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và cũng phản ánh được khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng của doanh nghiệp.

Với khả năng tài chính mạnh là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp có được sự ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội tiến hành các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn như khảo sát, lấy ý kiến khách hàng ở các thị trường

khác nhau mà doanh nghiệp đang nhắm tới; đầu tư thực hiện các chính sách về giá cả, marketing, nguồn nhân lực tạo điều kiện tiến hành các dự án phát triển thị trường một cách lâu dài và mạnh mẽ.

2.3.1.2 Nguồn nhân lực của xí nghiệp may Minh Hà

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, yếu tố lao động cũng đóng vai trò then chốt, là tài sản đáng quý nhất của mỗi công ty, tổ chức. Tổng số nhân viên của Minh Hà tính tới thời điểm cuối năm 2017 là khoảng 1400 người. Cơ cấu trình độ lao động được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ lao động năm 2017

STT Trình độ Số Lượng Tỷ lệ (%)

1 Đại học 32 2.26

2 Cao đẳng 185 13.07

3 Tốt nghiệp PTTH 1198 84.67

Tổng số 1415 100

(Nguồn: Phòng tổ chức – lao động – tiền lương)

Các nhân viên kỹ thuật, văn phòng của xí nghiệp đa số đạt trình độ từ cao đẳng, đại học; tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng học viện Tài Chính, đại học Thương Mại,... các lao động có trình độ tốt nghiệp PTTH chủ yếu là công nhân làm việc trong 3 nhà xưởng của xí nghiệp. Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp đều là những người tận tâm với công việc, chịu khó học hỏi và luôn cố gắng hết sức vì mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. Các bộ phận phòng ban trong công ty như bộ phận bán thiết kế, bộ phận marketing, vật tư, kế toán,... có sự am hiểu và có thể phối hợp hoạt động một cách nhuần nhuyễ và ăn ý.

Để giúp nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ xí nghiệp cũng như trình độ chuyên môn cho bộ phận thiết kế sản phẩm, bộ phận marketing và bán hàng,... xí nghiệp đều có những đợt tập huấn nhân sự thường niên hàng năm giúp trau dồi vào nâng cao năng lực như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục,... chính điều này cũng tạo cho nhân viên thêm gắn bó với doanh nghiệp, vì họ biết họ được làm việc trong môi trường năng động, được học hỏi và phát triển bản thân lên rất nhiều, qua đó cố gắng phấn đấu và gắn bó với xí nghiệp một cách lâu dài.

2.3.1.3 Các nguồn lực vô hình:

Xí nghiệp may Minh Hà được biết đến là một doanh nghiệp thuần Việt, sản xuất và phân phối trên thị trường sản phẩm dệt may chất lượng cả về kiểu dáng và chất lượng. Với suy nghĩ một doanh nghiệp thành công không chỉ trên phương diện sản xuất kinh doanh mà còn dựa trên những giá trị mà nó đóng góp cho xã hội, doanh nghiệp luôn tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động vì xã hội, vì môi trường và các hoạt động từ thiện. Đây không chỉ cơ hội để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của bản thân, mà nó còn tạo cơ hội để doanh nghiệp thể hiện trách với cộng đồng và tôn vinh nên bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, xí nghiệp luôn

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường cho xí nghiệp may minh hà (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)