Dự báo thị trường may mặc Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường cho xí nghiệp may minh hà (Trang 82 - 83)

5. Tổng quan nghiên cứu

3.2 Dự báo thị trường may mặc Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Trong những năm tiếp theo, thị trường thời trang công sở Việt Nam sẽ chứng kiến thêm những sự đổ bộ của những đối thủ sừng sỏ là các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Cuộc chơi cạnh tranh thị phần sẽ ngày càng trở nên khốc liệt khi thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người Việt liên tục thay đổi.

Năm qua đã có một số thương hiệu thời trang quốc tế bắt đầu xâm chiếm thị trường Việt Nam, dự báo sẽ châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Ví dụ là thương hiệu thời trang nổi tiếng của Tây Ban Nha Zara. Sau khi gặt hái được thành công tại TP.HCM, thương hiệu này tiếp tục có kế hoạch “hành quân” ra miền Bắc trong năm 2018. Ngoài Zara thì Format, Mango, Uniqlo, Forever 21 cũng đang bắt đầu nghiên cứu thị trường, chuẩn bị thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong tương lại không xa.

Theo như kết quả nghiên cứu thị trường của Công ty chuyên nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thời trang Savills Việt Nam, phần trăm dân số trong độ tuổi khoảng trên 20 đến dưới 45 là khá cao; khách hàng vẫn "chuộng" hàng ngoại; tốc độ

1219 1341 1475 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2018 2019 2020

Doanh thu dự kiến giai đoạn 2018-2020

tăng trưởng của ngành dệt may sẽ đạt khoảng 25% một năm… khiến cho Việt Nam trở thành miếng bánh béo bở, như cục nam châm thu hút các thương hiệu thời trang thế giới. Ngoài ra, cùng với sự gia tăng nhanh chóng trong mức sống, nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng đã có sự thay đổi nhanh chóng. Thay vì "ăn chắc mặc bền" như trước đây, khách hàng chuyển sang sử dụng những sản phẩm có tính thời trang cao, vòng đời sử dụng ngắn.

Không chỉ các doanh nghiệp thời trang quốc tế, các doanh nghiệp nội địa cũng nhanh chóng nắm bắt được xu thế này, đầu tư ạnh tay hơn trong khâu thiết kế để cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng tốt phục vụ người tiêu dùng. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, một số thương hiệu thời trang trong nước đã dành được chỗ đứng nhất định trên thị trường như: Aristino, Eva de Eva, May Mười, Vinatex… Tuy vậy, cho dù đang được nắm lợi thế chủ nhà, thương hiệu thời trang nội địa có vẻ như vẫn đuối sức hơn so với các thương hiệu thời trang thế giới. Việc còn nhiều bất cập trong nguồn cung nguyên liệu khiến các doanh nghiệp thời trang nội địa khó lòng bắt kịp được về tốc độ trong thiết kế. Việc áp dụng các phương thức bán hàng truyền thống như giảm giá, khuyến mại theo đợt từ 20 - 70%... không còn tạo được cảm giác mới lạ cho khách hàng.

Xu hướng kinh doanh của các hãng thời trang bây giờ chính là nhanh chóng thay đổi kiểu dáng, thiết kế sản phẩm một cách liên tục, trung bình cứ một tháng thì có thêm một sản phẩm mới ra mắt. Khối lượng sản phẩm bán ra cũng luôn hạn chế để giảm rủi ro hàng tồn kho và khiến khách hàng cảm thấy những món đồ ấy là hàng "độc", qua đó khơi gợi lên cảm giác là phải mua nó cho bằng được.

Ngoài ra, hình thức mua hàng online cũng đang ngày càng trở nên phổ biến gây nên những áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp nội địa bởi phương thức này yêu cầu chuỗi cung ứng hậu cần kịp thời, chu đáo. Công đoạn kiểm hàng, đóng gói bao cũng yêu cầu phức tạp hơn nhiều. Nếu không thực hiện được các tiêu chí trên, chi phí đổi trả sản phẩm là rất lớn.

Để có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng, các doanh nghiệp thời trang nội địa cần tiến hành nghiên cứu, đánh giá thị trường một cách nghiêm túc, đầu tư bài bản cho công đoạn thiết kế mẫu mã sản phẩm của mình.

Kết luận lại, thị trường thời trang công sở Việt Nam trong những năm 2018- 2020 sắp tới sẽ thực sự khốc liệt bởi sự xâm nhập của các hãng thời trang nước ngoài và sự không ngừng phát triển để hoàn thiện mình của các doanh nghiệp trong nước. Nếu không có những bước đi hợp ý, Minh Hà sẽ rất dễ bị tụt hậu, có nguy cơ mất thị phần và làm ăn thua lỗ. Sau đâu, dựa trên khung lý thuyết của chương I, thực trạng phát triển thị trường ở chương II, kết hợp với phương hướng và mục tiêu phát triển thị trường của xí nghiệp, chuyên đề xin đưa ra các giải pháp giúp xí nghiệp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường cho xí nghiệp may minh hà (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)