Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường cho xí nghiệp may minh hà (Trang 60 - 66)

5. Tổng quan nghiên cứu

2.3.3 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

- Tăng trưởng kinh tế:

Trong và sau khi có cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra vào năm 2008, Việt Nam vẫn đạt được một tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và duy trì tăng đều qua các năm, trùng bình khoảng 7.86% một năm. Nền kinh tế phát triển cũng là điều kiện thuận lợi giúp cho các hoạt động mở rộng thị trường của các doanh nghiệp đạt được những thành công. Vào thời điểm đó, Minh Hà đã bắt đầu tự thay đổi mình, chuyển từ việc phân phối sản phẩm trực tiếp tới các cửa hàng nhỏ lẻ tại địa bàn Hà Nội và TPHCM sang thành tự mình lập nên các nhà phân phối để có thể phân phối hàng hóa với số lượng lớn.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GDP Việt Nam qua các năm giai đoạn 2011-2017

(nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy răng trong năm 2017 vừa qua là một năm rất thành công với nền kinh tế Việt Nam nói chung là ngành công nghiệp dệt may nói riêng. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 là 6.81%, được đánh giá là cao nhất trong mười năm trở lại đây kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008.

5,89 5,03 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tốc độ tăng GDP Việt Nam giai

đoạn 2011-2017

Những dấu hiệu tích cực đến từ nền kinh tế cũng là những cú hích mạnh giúp dệt may Việt Nam phát triển. GDP tăng đồng nghĩa với thu nhập bình quân đầu người của chúng ta cũng tăng. Theo con số từ tổng cục Thống kê cho biết, quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,8 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người nước ta đạt 53,5 triệu đồng, tương đương khoảng 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Thu nhập của người dân tăng là một tín hiệu tích cực, bởi các sản phẩm của Minh Hà là sản phẩm dệt may, được xếp vào danh mục những sản phẩm thiết yếu trong tăng dùng, thu nhập tăng đồng nghĩa với việc người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn và vì vậy doanh nghiệp sẽ bán được thêm sản phẩm.

- Lạm phát:

Trong giai đoạn từ 2011 - 2016, nước đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát dựa vào việc kết hợp tốt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa một cách linh hoạt. Mặc dù vậy, các biến động kinh tế khó lường vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô.

Biểu đồ 2.2: Chỉ số lạm phát giai đoạn 2011-2017

(nguồn: Tổng cục thống kê)

Kể từ sau năm 2011 với chỉ số lạm phát cao ngất ngưởng là 18.6%, các năm từ 2012 đến nay tỷ lệ lạm phát đều giũ ở mức trung bình khoảng 5%, cá biệt năm 2015 tỷ lệ lạm phát rất thấp chỉ 0.63%. năm 2016 và 2017 nước ta đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra về lạm phát khi con số ở 2 năm này đều nhỏ hơn 5%.

18,6 6,81 6,04 4,1 0,63 4,74 3,53 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Chỉ số lạm phát giai đoạn 2011-2017 Series 1

Lạm phát ổn định giúp cho chính sách giá của doanh nghiệp cũng ổn định theo. Từ năm 2012 đến nay doanh nghiệp mới thực hiện điều chỉnh giá sản phẩm một lần. Việc giữ giá ổn định cũng tăng thêm niềm tin nơi người tieu dùng và giữ khách hàng ở lại với doanh nghiệp.

Giá trên thị trường ổn định khiến thị trường đầu vào của doanh nghiệp cũng ít biến động, tạo sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Môi trường chính trị - pháp luật:

Trong nghị quyết 36/QĐ-TTG ngày 29/06/2009 về việc phê duyệt Chiến lược

phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Namđến năm 2020, định hướng đến năm

2025, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũinhọn về xuất khẩu; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong nước; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập vào nềnkinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy, ngành dệt may Việt Nam trong thời gian sắp tới sẽ được ưu tiên phát triển.Dệt may được xem là một trong những lĩnh vực khá

nhạy cảm trong quanhệ thương mại của các nước. Hàng may mặc của Việt Nam với

ưu thế mức giá thấp vừa là yếu tố giúp cạnh tranh với hàng xuất khẩu đến từ các nước khác,nhưng cũng lại là một rào cản do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. Năm 2007, sản phẩm may mặc của Việt Nam đã bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra về bán phá giá vào thị trường quốc gia này. Mặc dù Hoa Kỳ đã kết luận là Việt Nam không thực hiện hành vi bán phá giá vào nước họ, song hàng may mặc của nước ta vẫn bị giám sát khi xuất khẩu vào quốc gia này trongnăm 2008. Đây sẽ là một trong những thách thức trong việc thúc đẩy xuất khẩuhàng may mặc của nước ta trong thời gian sắp tới. Nước ta luôn được đánh giá cao về ổn định chính trị và an toàn xã hội, có sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam cũng rất tích cực tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới để có thể tiếp cận và mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và hàng may mặc xuất khẩu nói riêng.

Cùng chịu ảnh hưởng bởi cuộc đại suy thoái vào năm 2008, nền kinh tế nước ta cũng rơi vào khủng hoảng với những biểu hiện rõ nét nhất có thể thấy thông qua hoạt động của hệ thông ngân hàng từ nhà nước đến thương mại. Để có thể kiềm chế lạm phát, nhà nước đã hàng loạt các chính sách tiền tệ thắt chặt. Chính xác thì chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước được thực hiện vào ngày 05/11/2010 và đã được tăng cường vào ngày 24/12/2011 của chính phủ. Những động thái này đã có những tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Minh Hà. Bị hạn chế về nguồn vốn vay nên ngân sách để đầu tư cho hoạt động thị trường cũng giảm.

Có rất nhiều các nhân tố luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành dệt may của doanh nghiệp.

Nguồn nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trong nước nói chung và của Minh Hà nói riêng đều phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên

liệu mua từ nước ngoài. Việt Nam để có thể xuất khẩu sang thị trường quốc tế một lượng hàng hóa dệt may trị giá 1 tỷ dollar Mỹ thì cũng phải chi đên 700 dollar cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Các thủ tục pháp lý và thuế xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc này. Hiện nay thì các thủ tục pháp lý liên quan đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam bị đánh giá là rất rườm rà, phức tạp và đòi hỏi rất nhiều thời gian để giải quyết, đôi khi làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, bộ tài chính đang đệ trình lên quốc hội xin thông qua về việc tăng mức thuế giá trị gia tăng ở nước ta (VAT) từ 10% hiện nay lên 12%. Đây là loại thuế gián thu đánh trực tiếp vào người tiêu dùng, nếu điều này được áp dụng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động bán hàng và doanh thu của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM có các chính sách về việc cấm xe trọng tải lớn ra vào nội đô thành phố vào những giờ cao điểm trong ngày, nhất là vào các dịp lễ tết lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình phân phối hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

- Môi trường công nghệ:

Công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp là mộttrong những hạn chế lớn của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là gia công xuất khẩu hoặc chỉ là sản xuất kinh doanh những sản phẩm giản đơn, còn những hàng hóa đòi hỏi kỹ thuật chất lượng cao mang lại giá trị gia tăng lớn thì doanh nghiệp Việt chưa đáp ứng được . Vì vậy nếu được sự đầu tư đúng đắn về mặt công nghệ thì ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy hết được tiềm năng về chất lượng và lao động.

- Môi trường văn hóa xã hội:

Cuộc sống ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống, trong đó có các sản phẩm thời trang. Ngoài ra, thị hiếu và nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng đối với các sản phẩm thời trang cũng luôn biến đổi liên tục. Nếu các doanh nghiệp không có sự chú trọng đầu tư đúngđắn cho công đoạn thiết kế sẽ nhanh chóng bị lạc hậu trong cuộc chiến ngày càng khốc kiệt này.

Sản phẩm dệt may từ Trung Quốc với giá lợi thế giá thành rẻ và mẫu mã thiết kế đa dạng, liên tục thay đổi và khá tương đồng với thị hiểu của người Việt đang chiếm lĩnh thị trường dệt may nội địa. Mặc dù vậy, người Việt vẫn có tâm lý thích “ăn chắc mặc bền”, nên những trang phục chất lượng tốt đến từ các doanh nghiệp nội địa vẫn được nhiều người Việt tin dùng. Đây là mộtlợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn chiếm lại thị trường trong nước hiện đang bị hàng Trung Quốc tấn công và áp đảo. Thêm vào đó, yếu tố về môitrường cũng được các quốc gia, nhất là các quốc gia thuộc khối EU, chú trọng yêu cầu và kiểm soát một cách chặt chẽ trước khi nhập khẩu hàng dệt may. Những yêu cầu về môi trường đối với hàng hóa dệt may thường được các quốc gia EU sử dụng là các điều kiện về lao động sản xuất, nhãn

sinh thái, phương pháp sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường, … Nếu khôngđáp ứng được những tiêu chí này thì sản phẩ, may mặc muốn xuất khẩu vào EU sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc có thể sẽ bị chịu các hình phạt.

Bảng 2.6: Phân tích ma trận bên ngoài xí nghiệp may Minh Hà

Cơ hội Thách thức

Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng năm vừa rồi (2017) của nền kinh tế là cao, 6.81% và vượt chr tiêu đề ra là 6.5%. Chỉ số lạm phát được giữ ở mức ổn định Vẫn còn những biến động kinh tế khó lường

Môi trường văn hóa xã hội

GDP cao nhất trong 10 năm qua cũng giúp cho thu nhập bình quân đầu người và mức sống của người dân tăng lên, qua đó cũng làm tăng nhu cầu các sản phẩm hàng hóa thời trang, đặc biệt là thời trang công sở

Vn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ người trẻ và người làm công việc văn phòng ngày một tăng lên

Cuộc sống hiện đại và văn minh hơn nên nhu cầu, thị hiếu và gu thẩm mỹ của con người cũng ngày một biến đổi theo chiều hướng phức tạp với một tốc độ chóng mặt, họ luôn luôn đòi hỏi những sản phẩm với mẫu mã và chất lượng ngày một hoàn hảo.

Chính trị pháp luật

Những năm qua VN gần như không trải qua bất cứ một biến động nào về chính trị. Chính phủ nỗ lực để trở thành một chính phủ kiến tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp các doanh nghiệp phát triển Dệt may cũng được chính phủ cho là một trong những mặt hàng xuất khẩu

Các chính sách về thuế thay đổi theo hướng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: đề xuất tăng mức thueets GTGT VAT lên 12% thay vì 10% như hiện tại, tăng giá điện, tăng mức thuế môi trường lên xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào

mũi nhọn nên được tạo nhiều điều kiện thuận lợi

cũng như chi phí vận chuyển,...

Công nghệ

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên cách mạng công

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường cho xí nghiệp may minh hà (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)