Các nghiên cứu thực nghiệm về động lực làm việc của người lao động:

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên tại trường đại học lạc hồng luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 30)

Tạo động lực lao động là phần quan trọng nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động Vấn đề tạo động lực cho người lao động không những được các nhà quản lý quan tâm mà còn thu hút rất nhiều tâm huyết của các nhà nghiên cứu

Kovach (1987) đã tiến hành nghiên cứu cuộc điều tra về mười yếu tố động viên liên quan đến động lực trong công việc Nghiên cứu bao gồm bảng xếp hạng về mức độ ưu thích của công nhân công nghiệp trong 10 yếu tố động viên liên quan đến công việc gồm: Công việc thú vị, Sự thừa nhận đầy đủ trong công việc, Sự tự chủ trong công việc, Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, Sự gắn bó của cấp trên với người lao động, Sự giúp đỡ của cấp trên, Công việc lâu dài, Tiền lương cao, Điều kiện làm việc tốt, Xử lý kỷ luật khéo léo và tế nhị

Buelens và Van den Broeck (2007) đã triển khai nghiên cứu nhằm tìm ra sự khác biệt về động lực làm việc của người lao động ở khu vực công so với khu vực tư nhân Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cuộc điều tra gồm 3314 người lao động ở khu vực tư, và 409 người lao động làm việc ở khu vực công tại Vương quốc Bỉ Nghiên cứu này còn chỉ ra sự khác biệt trong động lực làm việc giữa phụ nữ và nam giới (phụ nữ làm việc ở văn phòng ít giờ hơn và dành nhiều thời gian hơn cho các công việc gia đình Thông thường, phụ nữ có ít thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi hơn đàn ông Phụ nữ thường được thúc đẩy làm việc bởi tiền lương và các mối quan hệ tốt đẹp trong tổ chức Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn cho thấy người lao động lớn tuổi ít có xu hướng rời bỏ tổ chức Họ muốn được làm việc trong một môi trường có

nhiều sự cảm thông, hỗ trợ, và ít được thúc đẩy bởi yếu tố tiền lương Hơn nữa, cấp bậc quản lý được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc giải thích số giờ làm việc và sự cam kết đối với công việc

Lê Hồng Ngọc My (2015) đã đưa ra các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động như:

- Thu nhập và phúc lợi - Cơ hội thăng tiến và đào tạo

- Chính sách khen thưởng, công nhận thành tích - Quản lý trực tiếp

- Thương hiệu và văn hóa tổ chức

Lê Thị Bích Phụng (2011) đã thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo từ mô hình 10 yếu tố động viên người lao động của Kovach sang cho người lao động các doanh nghiệp tại TP HCM Nghiên cứu định lượng được tiến hành với mẫu khảo sát trên 201 người lao động đang làm việc toàn thời gian nhằm kiểm định và đánh giá mức độ tác động đến động lực làm việc Kết quả là mô hình đã điều chỉnh gồm 29 biến quan sát thuộc 6 yếu tố với mức độ tác động đến động lực làm việc lần lượt từ cao đến thấp nhất là: công việc; thương hiệu và văn hóa tổ chức; cấp trên trực tiếp; đồng nghiệp; chính sách đãi ngộ; và thu nhập và phúc lợi

Cao Thị Thanh Hương (2015) dựa trên mô hình nền của Kovach Kết quả là có 6 yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động kinh doanh tại Công ty Misa theo mức độ từ cao đến thấp: Đào tạo và thăng tiến; Môi trường làm việc; Lương và phúc lợi; Công việc thú vị và thách thức; Chính sách khen thưởng và công nhận; Thương hiệu và văn hóa tổ chức

Trần Văn Huynh (2016), khi nghiên cứu các yếu tố tác động tới động lực làm việc của công chức tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định đã đưa ra được 4 yếu tố có tác động đến động lực làm việc của đội ngũ công chức gồm: chính sách tiền lương, đặc điểm công việc, cơ hội thăng tiến, quan hệ công việc

Trịnh Thuỳ Anh và Huỳnh Thị Trúc Linh (2017) xác định các yếu tố có tác dụng động viên người lao động Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, đồng thời đánh giá động lực làm việc của các người lao động này Mô hình nghiên cứu được lựa chọn đối với Tổng Công ty Sonadezi dựa trên cơ sở lý thuyết động viên của Nohria và Groysberg (2008), có tham chiếu với nhiều lý thuyết về nhu

cầu và một số nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước khác Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để hoàn chỉnh thang đo, phương pháp nghiên cứu định lượng để thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu được bảo vệ, nhu cầu đạt được thành tựu, nhu cầu kết nối, và nhu cầu hiểu biết có tác động đến động lực làm việc của người lao động Tổng Công ty Sonadezi Từ đó đề xuất các chính sách thúc đẩy, khuyến khích người lao động phù hợp với tình hình thực tế của Tổng Công ty Sonadezi để gia tăng động lực làm việc cho người lao động nhằm mang lại sự phát triển chung của cả tổ chức

Lê Ngọc Nương, Chu Thị Vân Anh, và Cao Thị Thanh Phượng (2017) đã phân tích các yếu tố tác động tới động lực làm việc của người lao động tại các công ty xây dựng công trình giao thông - Nghiên cứu điển hình tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên dựa trên mô hình phân tích yếu tố khám phá (EFA) kết hợp sử dụng mô hình hồi quy đa biến Kết quả chứng minh trong 7 yếu tố được đem vào phân tích (Thu nhập, điều kiện làm việc, phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp và sự phù hợp với chính sách, mục tiêu và văn hóa tổ chức) có 02 yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động, đó là yếu tố đồng nghiệp và thu nhập và phúc lợi

Muhammad và Sabeen (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên cho ra kết quả các yếu tố sau tác động tốt đến động lực là việc: ( i) Tình trạng thu nhập, (ii) Tầm quan trọng trong xã hội, (iii) Tự tin, (iv) Ưu đãi và phần thưởng

Ebru (2012) nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên theo mức độ giảm dần, gồm: (i) Sự đóng góp xã hội, (ii) Định hướng tương lai cho thế hệ trẻ, (iii) Sự tăng cường công bằng xã hội, (iv) Thời gian dành cho gia đình, ( v) Năng lực chuyên môn, (vi) Khả năng chuyển việc, (vii) Kinh nghiệm giảng dạy và học tập, (viii) Giá trị nghề nghiệp, (ix) Sự ổn định công việc, ( x ) Sự tương tác với học sinh, (xi) Tác động xã hội, (xii) Sự nghiệp ổn định

Phạm Thị Minh Ly, Đào Thanh Nguyệt Nga (2015) tìm ra các yếu tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên đại học Kết quả cụ thể cho thấy: ( i) năng lực giảng dạy, (ii) lương thưởng phúc lợi, (iii) sự công nhận của xã hội, (iv) đam mê nghề nghiệp, ( v) đào tạo và thăng tiến là các yếu tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên theo thứ tự mức độ quan trọng giảm dần

Bảng 2 1: Bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến động lực của người lao động

Tác giả Các yếu tố

Kovach

(1987)

- Công việc thú vị

- Sự thừa nhận đầy đủ trong công việc - Sự tự chủ trong công việc

- Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp - Sự gắn bó của cấp trên với người lao động - Sự giúp đỡ của cấp trên

- Công việc lâu dài - Tiền lương cao

- Điều kiện làm việc tốt

- Xử lý kỷ luật khéo léo và tế nhị

Trần Văn

Huynh (2016)

- Chính sách tiền lương - Đặc điểm công việc - Cơ hội thăng tiến - Quan hệ công việc

Cao Thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thanh Hương (2015)

- Đào tạo và thăng tiến - Môi trường làm việc - Lương và phúc lợi

- Công việc thú vị và thách thức

- Chính sách khen thưởng và công nhận - Thương hiệu và văn hóa tổ chức

Nguồn: Tham khảo, tổng hợp của tác giả (2021)

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên tại trường đại học lạc hồng luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 30)