Vai trò của cơng chứccó chất lượng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 34 - 39)

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cơng chức có chất lượng là các cá nhân có trình độ, có học vấn và có

kinh nghiệm trong cơng việc.

Một là, bảo đảm, bảo vệ quyền công dân

Ở Việt Nam, việc bảo đảm quyền con người đã được Đảng, Nhà nước ta sớm quan tâm thực hiện, nhất là từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới đến nay. Giáo dục quyền con người cho cán bộ, công chức là một trong những nội dung quan trọng để bảo đảm quyền con người. Giáo dục quyền con người cho cơng chức có hai cấp độ. Trước hết, là giáo dục quyền con người cho công chức với tư cách là một cơng dân bình thường trong các mối quan hệ xã hội ngoài

27

quyền lực nhà nước. Thứ hai, là giáo dục quyền con người cho công chức trong những mối quan hệ với người dân mà họ là một bên mang tư cách thực thi quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, khi nhắc đến công chức tức là chúng ta đang nhấn mạnh, đề cập đến những chủ thể mang quyền lực nhà nước, được Nhà nước ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, công vụ của mình. Chính vì thế, chỉ tập trung nhấn mạnh giáo dục quyền con người cho cán bộ, cơng chức dưới góc độ là những người thực thi quyền lực nhà nước. Tiếp đến là xây dựng thái độ tôn trọng công dân của cán bộ, công chức nhà nước. Công chức nhà nước với tư cách là những người thực thi quyền lực nhà nước. Mà quyền lực nhà nước thì hồn tồn có khả năng bị tha hóa. Điều đó sẽ ăn mịn nền dân chủ, ở đó quyền lực nhà nước trở thành yếu tố thống trị, còn người dân là thần dân của nó. Quyền con người sẽ trở thành những biểu ngữ im lặng trong Hiến pháp cũng như pháp luật quốc gia. Chính vì thế, một trong những yếu tố tối quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người là cần phải xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng. Tiếp

nữa là xây dựng ý thức trách nhiệm trong công chức gắn liền với việc xây dựng

thái độ tôn trọng công dân của cán bộ, công chức nhà nước, một yếu tố không thể thiếu trong giáo dục quyền con người đó là phải hướng đến hình thành ý thức trách nhiệm trong công chức, ý thức trách nhiệm hướng người cán bộ, cơng chức có thái độ tận tình phục vụ người dân trong việc thực hiện dịch vụ cơng nói riêng và trong hoạt động cơng vụ nói chung. Bên cạnh việc cung cấp những thơng tin cần thiết về chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người cũng như nâng cao trách nhiệm của công chức trong việc bảo đảm quyền con người thì một vấn đề quan trọng khác là chúng ta cần tăng cường thông tin cho công chức về những nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền cho người dân.

Hai là, góp phần bảo vệ được tố quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Để khắng định được vai trò quản lý của mình, đội ngũ cơng chức phải tự xác định được nhiệm vụ, nâng cao tri thức để đảm nhận công việc phục vụ sự nghiệp cách mạng, quản lý Nhà nước và phục vụ nhân dân. Theo Lênin hiệu quả

28

của bộ máy phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức, ông thường nhắc nhở rằng: “ Muốn quản lý được thì cần phải am hiểu cơng việc

và phải là một cán bộ quản lý giỏi’’ và “ không thể quản lý được nếu khơng có kiến thức đầy đủ, nếu không tinh thông khoa học quản lý”.

Để thực hiện được vai trò của mình mỗi cơng chức cần phải đấu tranh chống những biểu hiện thờ ơ, coi thường, lơ là trước những đòi hỏi của nhân dân, chống phương pháp làm việc bàn giấy hình thức làm việc hồn tồn khơng phù hợp với bản chất nhà nước XHCN. Đội ngũ công chức cần phải thể hiện vai trị của mình thơng qua làm việc một cách cụ thể, chu đáo, trung thực và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn một cách khẩn trương, nhanh chóng. Tuyệt đối khơng được để xảy ra tình trạng giải quyết cơng việc tắc trách, vô tổ chức mà phải được tổ chức là việc có uy tín, điều hành, giải quyết kịp thời, chính xác mọi yêu cầu chính đáng của nhân dân. Ở mỗi cơ quan, tổ chức công chức phải “ xúc

tiến tiến trình chung của cơng việc, khơng được làm cho nó trì trệ”.

Trong hoạt động hành chính cơng chức phải chủ động hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và chống lại sự quan liêu, đùn đẩy trách nhiệm, phải giữ vững mối quan hệ với quần chúng, thu hút quần chúng tham gia ngày càng đông đảo vào công tác quản lý. Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh thì người cán bộ cơng chức khơng chỉ có tài mà cịn phải có đức, Người quan niệm rằng người cán bộ, cơng chức có tài mà khơng có đức thì như cây khơng rễ và thường gây ra những tai hại không nhỏ. Ngược lại, nếu chỉ có đức mà khơng có tài thì chẳng khác nào ông bụt ngồi ở trong chùa. Đạo đức ln giữ vị trí hàng đầu, cơ bản, quyết định nhân của người cán bộ, cơng chức. Trong bất cứ hồn cảnh nào người cán bộ, công chức cũng phải đặt của nhân dân, của Đảng và nhà nước lên trên hết. Với tiêu chí đạo đức đó, người cơng chức muốn thực hiện được tốt vai trị của mình thì khơng được quan liêu,xa rời dân vì vậy phải biết lắng nghe ý kiến quần chúng, thành tâm hộc hỏi quần chúng, biết tổ chức, biết lãnh đạo, lời nói phải đi đơi với việc làm… Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính trên các lĩnh vực thì nhất thiết phải xây dựng được đội ngũ công chức giỏi về chun

29

mơn, kinh nghiệm, có phẩm chất chính trị và cách mạng, hiểu biết về quản lý hành chính. Nắm vững được yêu cầu này sẽ giúp chúng ta xây dựng được đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.

Ba là, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình địi hỏi đội ngũ cơng chức nói chung, cơng chức nội vụ nói riêng phải được phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là phải nâng cao chất lượng để xây dựng được một đội ngũ cơng chức chun nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, cơ cấu hợp lý, có trình độ chun mơn và trình độ lý luận chính trị cao, đủ sức hồn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cơng chức cần phải theo các tiêu chí mới, đáp ứng với yêu cầu phát triển của giai đoạn mới, gần nhất là quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2021-2030. Như vậy việc cần làm là đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc phát triển nhân lực. Thực hiện giải pháp đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ tại chỗ đối với công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị. Việc đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức thường xuyên, liên tục tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các ngành, địa phương (trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, ngành, địa phương). Căn cứ vào thực trạng trình độ của công chức ngành Nội vụ, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng những nội dung cho phù hợp. Xác lập chế độ bắt buộc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng; đồng thời có cơ chế khuyến khích đào tạo trong nước và đào tạo ở ngồi nước và tự đào tạo từ công việc hằng ngày. Phương châm đào tạo, bồi dưỡng là đáp ứng yêu cầu của người học, sát thực tế, cụ thể và đảm bảo hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí cơng việc, với phương châm bổ sung, nâng cao kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức phù hợp với vị trí cơng việc do từng cá nhân đảm nhiệm. Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng đầu vào trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể đối với từng vị trí việc làm, chức vụ, chức danh, theo

30

quy trình chặt chẽ, trách nhiệm rõ ràng, công khai, minh bạch. Tiếp tục xây dựng, hồn thiện và thực hiện có hiệu quả các quy định, quy chế về chế độ trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, phong cách lối sống, quy tắc ứng xử; xây dựng hệ thống chuẩn mực ứng xử các mối quan hệ với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và với Nhân dân.

Bốn là, xây dựng một xã hội văn minh, nhà nước hiện đại

Văn minh là một thành tố trong đặc trưng hàng đầu của xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), đồng thời cũng là một trong những mục tiêu phát triển của đất nước, phù hợp với giá trị tiến bộ phổ quát mà nhân loại đang hướng tới. Trong giai đoạn phát triển mới, giá trị văn minh ngày càng được khẳng định, đề cao và phát triển lên một tầm cao mới. Văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa phản ánh trào lưu tiến bộ của thời đại, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, có những phẩm chất và đặc điểm ưu trội so với các loại văn minh đã từng có trong lịch sử. Xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm chủ đạo. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là khoa học về những quy luật phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự áp bức, bất công; về xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa… Kể từ khi ra đời cho đến nay, chủ nghĩa Mác - Lê- nin đã trải qua hơn 170 năm. Thế giới biến động không ngừng nhưng học thuyết Mác - Lê-nin vẫn chứng tỏ tính khoa học và cách mạng, có sức sống trường tồn. Tuy nhiên, để thích ứng với thời đại mới, cần nghiên cứu và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lê-nin. Bên cạnh sự phát triển của văn minh vật chất, văn minh tinh thần cũng đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc trưng thời đại và hấp thụ bản sắc tinh hoa của truyền thống Việt Nam. Đó là sự tích lũy hành vi chuẩn mực, thể hiện chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà trọng tâm là u hịa bình, nỗ lực cần cù lao động, chịu khó vươn lên… Chúng ta xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa trong

31

điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì thế, phải làm cho văn minh tinh thần có tính thời đại sâu sắc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 34 - 39)