Yếu tố về pháp luật công vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, vị thế chính trị cũng được nâng lên một tầm cao mới. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với đất nước. Q trình

36

hội nhập địi hỏi chúng ta phải nỗ lực về mọi mặt: kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, chất lượng nguồn nhân lực cần phải được nâng cao... Cùng với xu thế hội nhập tồn cầu, cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ Tư đã lan tỏa mạnh mẽ đến từng khía cạnh của nền kinh tế các quốc gia; trong khi ở trong nước, số lượng biên chế công chức ngày càng thắt chặt, mỗi năm giảm 10% tổng số biên chế, điều này đặt ra đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ, năng lực, chun môn cao hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hết sức quan tâm, chú trọng xây dựng và ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật về công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là công tác đánh giá năng lực đội ngũ công chức.

Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp cần đưa ra những yêu cầu về thái độ, hành vi của công chức khi thi hành công vụ. Đồng thời, các hình thức xử lý trách nhiệm cũng cần được quy định rõ và tương xứng nhằm đảm bảo thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trên thực tế. Mặt khác, cần giáo dục, nâng cao ý thức của cán bộ, cơng chức hành chính về thực hiện cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự liêm chính. Mỗi cán bộ, cơng chức hành chính phải coi cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong thi hành cơng vụ là trách nhiệm của mình. Tính liêm chính thể hiện phẩm chất của mỗi người và cần được coi như một yêu cầu bắt buộc đối với công chức những người công bộc của nhân dân và phải gương mẫu trước Nhân dân.

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tham vấn ý kiến người dân và doanh nghiệp về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kết hợp với việc minh bạch hóa q trình chuẩn bị, soạn thảo, trình, ban hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, cần chú trọng rà sốt, hệ thống hóa, cơng bố danh mục tài liệu bí mật nhà nước để ngăn ngừa, hạn chế việc lợi dụng bí mật nhà nước theo ngun tắc: Cơng khai là tối đa, bí mật là tối thiểu.

Quản lý nhà nước không tách rời thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đối với các chủ thể quản lý. Vì vậy, cần hồn thiện khung khổ pháp

37

luật để tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính, cũng như các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các ngành, các cơ quan, đơn vị hành chính nhằm đảm bảo sự cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình.

Ở Việt Nam hiện nay mặc dù có khá nhiều văn bản quy định liên quan đến cơng vụ, tuy nhiên lại khơng có một định nghĩa chính thức và thống nhất về cơng vụ. Sau đây bài viết phân tích quy định về công vụ trong một số văn bản pháp luật hiện hành. Nghị định 208/2013 của Chính phủ quy định biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Theo quy định tại Nghị định 208 thì người thi hành cơng vụ có phạm vi khá rộng, bao gồm “cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội”.

Như vậy có thể thấy rằng hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều văn bản quy định về cơng vụ tuy nhiên lại khơng có sự thống nhất. Điều này dẫn đến những cách hiểu và áp dụng khác nhau trong thực tế về hoạt động cơng vụ. Nhìn chung, theo nghĩa rộng công vụ thuộc khu vực cơng tương ứng với hệ thống chính trị, chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động công vụ là cán bộ, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị trong thực thi chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền quy định. Theo nghĩa hẹp, công vụ thuộc khu vực nhà nước, tương ứng với chủ thể công vụ là các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức là chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động công vụ trong các cơ quan nhà nước (lập pháp hành pháp tư pháp) thực thi chức năng, nhiệm vụ cơng do cấp có thẩm quyền quy định. Ở nghĩa này, công vụ được hiểu là công vụ nhà nước. Từ những phân tích trên, có thể đi đến quan niệm: Cơng vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý, phần lớn do cán bộ, công chức thực hiện nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân [52].

38

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)