Tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về đánh giá năng lực công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 92 - 98)

đánh giá năng lực cơng chức

Tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến đánh giá năng lực cơng chức, đặc biệt là vai trị, ý nghĩa của công tác đánh giá trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật về công tác này. Đồng thời, làm cho mỗi công chức đều thấy được trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện quy định pháp luật về đánh giá năng lực.

Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hy vọng việc nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về đánh giá năng lực cơng chức sẽ góp phần thống nhất và nâng cao nhận thức của

85

cơ quan quản lý và đội ngũ cán bộ, cơng chức. Ngồi ra, phải thực sự lấy kết quả đánh giá năng lực làm thước đo chủ yếu về phẩm chất và năng lực cán bộ, làm căn cứ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ cũng như công tác tinh giản biên chế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp tục hồn thiện thể chế về phịng, chống tiêu cực, tạo hành lang pháp lý hồn chỉnh, đồng bộ để phịng, chống tiêu cực. Trước mắt, cần tập trung xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với đội ngũ công chức, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Về lâu dài, cần nghiên cứu, xây dựng nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tiêu cực, làm cơ sở để cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng triển khai thực hiện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức với tinh thần “không tiêu cực” trong thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực thi hoạt động công vụ. Phải coi cơng tác phịng, chống tiêu cực là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tiêu cực, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tồn xã hội. Phê phán, lên án tích cực đối với mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực.

Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tiêu cực, tham nhũng thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tiêu cực, những nơi có vấn đề nổi cộm, gây bức xúc cho xã hội và kịp thời kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; giúp nhận dạng cụ thể các biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng với kỷ luật Nhà nước và xử lý hình sự đối với cán bộ vi

86

phạm với phương châm “khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”[21].

87

Tiểu kết chương 3

Xây dựng đội ngũ công chức nhà nước cần quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp. Đồng thời, xây dựng đội ngũ công chức phải xuất phát từ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Căn cứ vào bối cảnh trong nước và quốc tế, bám sát yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xây dựng đội ngũ công chức phải được tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bảo đảm tính tồn diện, có cơ cấu hợp lý, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công việc.

Cùng với việc đưa ra các quan điểm làm cơ sở thực hiện hệ thống các giải pháp cần xác định nội dung xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống nội dung đó bao gồm: về chính trị tư tưởng; về đạo đức, lối sống; về năng lực, trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ; về phương pháp, tác phong công tác. Những nội dung xây dựng trên là một chỉnh thể thống nhất.

Nội dung chương 3 cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay. Những giải pháp đó góp phần nâng cao chất lượng nhiều khâu, nhiều mặt của hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước từ việc tuyển dụng công chức tới đánh giá công chức; từ đào tạo, bồi dưỡng tới bố trí, sử dụng đội ngũ công chức; từ quản lý, kiểm tra tới thực hiện chính sách cơng chức.

88

KẾT LUẬN

Nhìn lại đánh giá chặng đường đi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, bằng trí tụê và năng lực lãnh đạo của mình, đội ngũ cơng chức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những thành tựu và kinh nghiệm phong phú về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức nói chung và cơng chức lãnh đạo quản lý các cấp nói riêng, được Đảng và nhân dân ghi nhận, tin tưởng đồng tình ủng hộ.

Xuất phát từ thực tiễn của quá trình đổi mới đất nước, thực trạng chất lượng đội ngũ công chức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đề án đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm đảm bảo xây dựng một đội ngũ cơng chức vừa có đức, vừa có tài, đáp ứng được địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, bao gồm: Cụ thể hố vị trí việc làm phù hợp, lãnh đạo quản lý làm cơ sở để đào tạo bồi dưỡng và bố trí sử dụng cơng chức; rà sốt đánh phân loại đội ngũ cơng chức lãnh đạo, quản lý hiện có làm cơ sở tiến hành xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ; đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý; cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng của Đảng, chính quyền, các tổ chức đồn thể; duy trì thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thu hút quần chúng tham gia giám sát hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ; thực hiện tốt chính sách cán bộ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ; tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp đối với các xã, thị trấn. Từ những kiến thức về lý luận được học tập và nghiên cứu ở Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội và thực trạng về chất lượng đội ngũ công chức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhóm chúng tơi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu khoa học với mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng đội ngũ công chức; đồng thời mạnh

89

dạn đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thơng qua đó, đã giúp tơi có thêm vốn kiến thức q, làm cẩm nang cho bản thân trong quá trình học tập và làm việc.

90

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 92 - 98)