Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp để giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó [2]. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế là “Chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hịa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế” [3].
Kiến thức về các vấn đề quốc tế là nền tảng của hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế; năng lực đối ngoại là khả năng và mức độ áp dụng toàn diện kiến thức này vào triển khai hoạt động thực tiễn. Đội ngũ công chức làm việc trong mơi trường quốc tế cần có sự nhìn nhận sâu sắc về lĩnh vực hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, giỏi phát hiện các xu hướng, trào lưu, cơ hội, nguồn lực, hiểu rõ lập trường, thái độ và tâm lý của đối tác; có những nhận định tỉnh táo, nhanh chóng nắm bắt thời cơ, phân tích thấu đáo thuận lợi, khó khăn, để đưa ra được quyết định kịp thời, chuẩn xác; có kỹ năng giao tiếp sâu rộng, giỏi ứng xử với các kiểu cá tính, phong cách, thích ứng nhanh với những điều kiện, diễn biến phức tạp; bày tỏ quan điểm của mình bằng ngơn ngữ phù hợp, đồng thời tìm ra điểm chung về lợi ích của các bên và tạo sự hỗ trợ lẫn nhau theo cách thức thích hợp.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, trong đó chủ yếu là cơng nghệ mạng xã hội, di động, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối internet, phân tích và điện tốn đám mây. Đặc biệt,
32
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi bản sắc “truyền thống” của con người như: sự riêng tư, ý thức về sở hữu, phương thức tiêu dùng, trau dồi kỹ năng, gặp gỡ mọi người… Những biến đổi trong công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác đang làm thay đổi sâu sắc bản thân con người từ việc nâng cao tuổi thọ, sức khỏe, nhận thức… đến các chuẩn mực đạo đức xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là sự phát triển mạnh mẽ của
cơng nghệ thơng tin, trong đó chủ yếu là công nghệ mạng xã hội, di động, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối internet, phân tích và điện tốn đám mây. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hành chính nhà nước đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý. Đó cũng là mục tiêu của Chính phủ điện tử mà chúng ta đang triển khai xây dựng theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 15/10/2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo thuận lợi trong việc phát triển nền hành chính dân chủ, minh bạch. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng nền hành chính trong sạch và hiệu quả hơn. Với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là thành tựu trong phát triển công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo tính dân chủ, minh bạch trong hầu hết các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ. Từ hoạt động xây dựng thể chế, chính sách đến việc thực thi đều tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo sự tham gia tích cực của người dân. Trong việc xây dựng thể chế, chính sách, hầu hết các dự thảo văn bản pháp luật đều có thời gian lấy ý kiến góp ý của người dân. Việc thực hiện cơ chế này trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đã tham gia khá sâu rộng trong lĩnh vực internet và truyền thông.
Thách thức trong việc thay đổi để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự thay đổi rất lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khi so sánh với các cuộc cách mạng cơng nghiệp trước đó, cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển theo
33
hàm số mũ chứ khơng phải là tốc độ tuyến tính. Giáo sư Klaus Schwab (người Đức), Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, người đã đưa ra khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã khẳng định: “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này khơng giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”. Trước sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội do tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, nền hành chính phải có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội. Khả năng thích ứng với sự thay đổi, phát triển của xã hội cũng là một trong những yêu cầu quan trọng của nền hành chính hiện đại. Khả năng thích ứng sẽ quyết định sự sống cịn của hệ thống chính phủ và các cơ quan cơng quyền. Nếu chứng minh được khả năng kiểm soát một thế giới thay đổi đột phá, xây dựng được các cấu trúc đến mức độ minh bạch và hiệu quả sẽ giúp duy trì lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển.
Ngoài ra, đội ngũ công chức làm việc trong môi trường quốc tế cần rèn luyện đạo đức, trau dồi thói quen văn minh, hiểu biết về lễ nghi, phong tục của cộng đồng quốc tế, cư xử hòa nhã, thể hiện tính cách, phong thái lịch sự, nhã nhặn. Nếu mỗi cơng chức có khả năng và phẩm chất như vậy, thì khơng những có thể bảo vệ hiệu quả lợi ích quốc gia - dân tộc, mà cịn xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của đất nước Việt Nam với truyền thống văn hóa, văn hiến lâu đời, u chuộng hịa bình với bạn bè quốc tế.