Yếu tố khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 46 - 51)

Thứ nhất, yêu tố đào tạo, bồi dưỡng công chức

Đây là yếu tố rất quan trong để góp phần trực tiếp vào chất lượng đội ngũ công chức ngày nay, thông qua các khâu đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp công chúc trang bị tri thức, kinh nghiệm thục tế, các quy luật vận động của tự nhiên và xã hội để tư duy vào thực tiễn. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trở nên chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực chun mơn để xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh đó có những thời cơ, thuận lợi những cũng nhiều khó khăn và thách thức mới. Nhiệm vụ chính trị rất nặng nề, phức tạp đặt ra nhiều vấn đề cho công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ sở ngang tầm, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực thực tiễn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, chất lượng đội ngũ cơng chức có yếu kém về năng lực chun mơn hay khơng thì khâu đào tạo và bồi dưỡng cơng chức bài bản cũng góp phần quyết định chất lượng. Mặt khác, nếu công tác này không được quan tâm, chú trọng sẽ dẫn đến việc công chức không được trang bị và cập nhật kiến thức mới; tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước… sẽ dẫn đến việc hạn chế tư duy, nhận thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai, yếu tố đánh giá chất lượng đội ngũ công chức

Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức nhằm chứng minh năng lực, trình độ, kết quả cơng tác, phẩm chất đạo đức… của đội ngũ công chức. Kết quả đánh giá đối với chất lượng đội ngũ cơng chức là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật… công chức của cơ quan, địa phương. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ… phù hợp, nhằm xây dựng và phát triển chất lượng đội ngũ công chức nhà

39

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần phải đặt trong các mối quan hệ cơ bản như: với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; với các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể; với chức trách, nhiệm vụ được giao; với quần chúng nhân dân… Bất cứ người cán bộ, công chức nào cũng bị ràng buộc và phải giải quyết tốt các mối quan hệ đó. Tuy vậy, trước hết cần xem xét mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao, coi đây là căn cứ thực tiễn quan trọng để đánh giá năng lực, trình độ chun mơn của người cơng chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó, đặt họ trong các mối quan hệ cịn lại để xem xét, đánh giá phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của người cơng chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc đánh giá công chức cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát công chức cấp xã sẽ giúp phát hiện được những điểm mạnh, mặt tiêu cực, bất cập nảy sinh trong q trình hoạt động. Qua đó, giúp cho việc kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý những sai phạm nhằm phát huy nhân tố tích cực, đẩy lùi hạn chế, yếu kém tạo lập lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và chính quyền. Làm tốt cơng tác này sẽ nắm được thực trạng chất lượng cơng chức cấp xã để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hợp lý.

Thứ ba, yếu tố chế độ, chính sách đối với công chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chế độ, chính sách là cơng cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội, nó tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động của con người, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của mỗi con người. Vì vậy, chế độ chính sách là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có thể nói trong tình hình hiện nay việc đổi mới chế độ và chính sách đối với công chức

40

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là khâu quan trọng có tính đột phá. Chế độ, chính sách đảm bảo về lợi ích vật chất bao gồm: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân cũng là động lực, điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực trong việc hồn thành tốt công việc được giao. Cầnsử dụng đồng bộ các biện pháp khuyến khích cả về vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực cho cán bộ công chức để họ yên tâm công tác và đem hết tài năng, sức lực cho cơng tác. Nếu chế độ, chính sách và vị thế quá thấp sẽ làm cho người công chức cấp xã không yên tâm trong cơng tác, khơng có nhiệt huyết với cơng việc, khơng có chí tiến thủ..

Thứ tư, yếu tố quản lý, kiểm tra, giám sát

Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thơng qua cơng tác này có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ của cơng chức cấp xã trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của công chức giúp cho cấp ủy và người đứng đầu phát hiện các vấn đề nảy sinh để kịp thời điều chỉnh và tác động làm cho công chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn hoạt động đúng mục tiêu, định hướng, đúng nguyên tắc nâng cao hiệu quả hoạt động. Thông qua quản lý, kiểm tra, giám sát sẽ giúp cơ quan có hình thức khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực; đồng thời nắm vững thực trạng chất lượng công chức và là cơ sở để làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng bố trí… cơng chức cấp xã một cách phù hợp. Đây chính là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ công chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tóm lại, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền cơ sở nói riêng phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng cơng chức cấp xã. Do đó, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức

41

trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc làm quan trọng, cần thiết. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cần thực hiện tốt các hoạt động như: đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, chế độ chính sách; quản lý, kiểm tra, giám sát.. cơng chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì đây là những yếu tố có sự ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

42

Tiểu kết chương 1

Ta có thể thấy tổng thể ở đây về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ những nội dung lý luận theo các khái niệm hay theo các quan điểm khác nhau đã được đề cập, hay cả về vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đó ta có một cái nhìn nhận một cách tổng thể về quá trình xây dụng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một qua trình dài trong đó có rất nhiều việc cần phải thực hiện cũng như hướng tới để có được một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách hồn chỉnh nhất. Chính trong cơng cuộc xây dựng nhà nước đó mà ta cần nhìn đến vai trị vơ cùng quan trọng của đội ngũ công chức trong công cuộc này. Ta thấy được lên công chức cũng như đặc điểm của đội ngũ công chức hiện nay, để thấy đội ngũ cơng chức cần có những yêu cầu về chất lượng, yêu cầu về số lượng sao cho phù hợp nhất, cũng như các yêu tố có thể tác động ảnh hướng đến cơng chức. Nhìn chung ta đã có những nhận định đánh giá về đội ngũ công chức ở đất nước ta hiện nay với vai trị vơ cùng to lớn gắn với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

43

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)