Phương pháp tính sức cản

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tính toán động lực học lưu chất (CFD) trong tối ưu hóa hình dạng mũi tàu quả lê (Trang 51 - 52)

- Đường kết thúc của vách đuôi để định hình kiểu vòm đuôi tàu dạng transom hay tuần dương hạm.

1.2.1.3. Phương pháp tính sức cản

Hầu hết các nghiên cứu tối ưu hóa quả lê đều dựa trên hàm mục tiêu về sức cản, do đó xác định sức cản chính là công đoạn đầu tiên có vai trò và vị trí rất quan trọng. Tổng quan các phương pháp tính sức cản tàu nói chung và trong các nghiên cứu tối ưu hình dạng quả lê nói riêng có thể rút ra một số nhận xét sau:

 Các công trình nghiên cứu trước đây thường tính sức cản theo các phương pháp giải truyền thống như phương pháp số của Mitchel tính sức cản của tàu Wigley, phương pháp phần tử biên (BEM), phổ biến nhất là phương pháp Panel…. [53]. Các phương pháp truyền thống này đều tính sức cản theo phương pháp hàm thế nên có chung một nhược điểm quan trọng là xem lưu chất không có độ nhớt và biểu diễn phương trình chuyển động của dòng chất lỏng dưới dạng hàm thế của tốc độ theo phương trình Laplace như đã nêu trong các tài liệu liên quan [31]. Điều này thực sự là không thuyết phục khi mô hình hóa trường dòng lưu chất bao quanh thân tàu vì không tính đến sự tham gia của thành phần sức cản nhớt. Ngoài ra, việc sử dụng mô hình rối k- mô tả dòng rối là không thực sự hợp lý, vì mô hình này chỉ thích hợp để mô tả cho dòng tự do nằm bên ngoài lớp biên, còn trong lớp biên, nhất là vùng gần tường thì mô hình k- tỏ ra phù hợp hơn.

 Các nghiên cứu gần đây thường sử dụng phương pháp CFD với lời giải RANSE và mô hình rối SST k- kết hợp hai mô hình k- và k- theo đề xuất của Menten. Có thể nhận thấy, cách tiếp cận theo phương pháp RANS là cách làm hiện đại, thường cho được kết quả và lời giải khá thích hợp với những phương pháp số, đặc biệt là phương pháp thể tích hữu hạn (FVM) khi rời rạc hóa miền tính và phù hợp với những tàu chạy chậm với đặc trưng xuất hiện dòng xoáy mạnh [32]. Vì thế hầu hêt các phần mềm tính CFD hiện nay đều sử dụng lời giải RANSE với mô hình rối SST k- để thực hiện tính sức cản tàu bằng kỹ thuật CFD [55].

 Các nghiên cứu liên quan thường chỉ công bố kết quả so sánh sức cản tính được với số liệu thực nghiệm mô hình để khẳng định độ chính xác của kết quả tính. Hầu như chưa có một công trình nào công bố cụ thể về phương pháp xác định, cũng như giá trị các thông số đầu vào cần thiết khi mô phỏng một tàu cụ thể như các kích thước của miền tính, điều kiện biên, các thông số của mô hình rối…

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tính toán động lực học lưu chất (CFD) trong tối ưu hóa hình dạng mũi tàu quả lê (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w