Ảnh hưởng của các thông số hình học đến hiệu quả làm việc của quả lê

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tính toán động lực học lưu chất (CFD) trong tối ưu hóa hình dạng mũi tàu quả lê (Trang 99 - 100)

- Kết quả tính theo XFlow thường cho giá trị sức cản lớn hơn kết quả thử nghiệm, chứng tỏ mô hình SST k  ước lượng các thành phần sức cản lớn hơn thực tế.

Chương 3 THIẾT KẾ TỐI ƯU MŨI QUẢ LÊ TÀU CÁ 3.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH HỌC CỦA MŨI QUẢ LÊ

3.1.3. Ảnh hưởng của các thông số hình học đến hiệu quả làm việc của quả lê

Theo lý thuyết về sóng tuyến tính, sự có mặt của quả lê sẽ gây ra hệ thống sóng, có phase phụ thuộc chủ yếu vị trí thân quả lê, còn biên độ liên quan đến thể tích quả lê. Khi đó, hệ thống sóng tổng hợp được xem là giao thoa của hệ thống sóng tàu và quả lê, và sự lệch nhau về pha và biên độ giao thoa của hệ thống sóng tự do của tàu và quả lê có thể làm tăng lên hoặc làm triệt tiêu biên độ hệ thống sóng tổng hợp (Kracht, 1978). Từ đó có thể phân tích ảnh hưởng của các thông số hình học đến hiệu quả làm việc của quả lê như sau [17], [18].

(1) Ảnh hưởng của hệ số chiều dài quả lê CLPR

Trong tất cả các thông số hình học được sử dụng để mô tả hình dạng của quả lê, hệ số chiều dài CLPR là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mối quan hệ về phase và hiệu ứng giao thoa của các hệ thống sóng tự do của thân tàu và của quả lê đã nêu ở trên. (2) Ảnh hưởng của hệ số cạnh bên CABL

Hệ số cạnh bên CABL có liên quan chặt chẽ đến hệ số chiều dài CLPR nên hệ số này cũng sẽ có ảnh hưởng đến các hệ thống sóng tự do của thân tàu và của quả lê tương tự ảnh hưởng của hệ số chiều dài như đã phân tích ở trên.

(3) Ảnh hưởng của hệ số chiều cao CZB

Hệ số chiều cao quả lê CZB cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả giao thoa của những hệ thống sóng tự do thân tàu - quả lê và có thể diễn tả bằng lý thuyết sóng tuyến tính. Nếu trọng tâm quả lê bố trí ở mặt nước, ảnh hưởng quả lê sẽ tiêu cực với sức cản phụ. Còn khi giảm vị trí của quả lê từ mặt nước xuống cho đến vị trí thấp nhất sẽ nhận thấy có sự gia tăng dần của hiệu ứng giao thoa giữa các hệ thống sóng cho đến mức tối đa. Nếu vẫn tiếp tục hạ thấp mũi quả lê xuống nữa sẽ làm hiệu quả của nó không còn nữa. (4) Ảnh hưởng của hệ số thể tích CPR

Hệ số thể tích CPR có ảnh hưởng lớn đến cường độ của sóng quả lê theo xu hướng khi tăng thể tích của quả lê, biên độ của mô hình sóng tạo ra bởi các quả lê sẽ tăng lên. Do thể tích quả lê bị ảnh hưởng bởi các hệ số CBB và CABT nên các hệ số này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự giao thoa của các hệ thống sóng theo cách tương tự như đã trình bày.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tính toán động lực học lưu chất (CFD) trong tối ưu hóa hình dạng mũi tàu quả lê (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w