Trình tự thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và cải sản khác gắn liền

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017 2020 (Trang 35)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀ

1.2.3. Trình tự thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và cải sản khác gắn liền

sở hữu nhà ở và cải sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình

 Quy định về hồ sơ xin cấp GCN

Theo quy định Luật đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp tại UBND cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (01) bộ hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu 04a/ĐK - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014).

- Bản photocopy sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 66, 67 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP;

- Bản sao chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có);

- Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Quy định này (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu);

- Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại điểm d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng);

- Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có); - Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất;

- Đơn đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ (đối với trường hợp chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ).

*Hồ sơ cấp đổi GCN gồm có: Đơn xin cấp đổi GCN; Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu (bản chứng thực); GCN (bản chính); Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất;

* Hồ sơ cấp lại GCN gồm có: - Đơn xin cấp lại;

- Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu (bản chứng thực);

- Thông báo công khai về việc mất GCN (thời gian 30 ngày làm việc khi hồ sơ đã nộp đủ);

- Biên bản kết thúc thông báo công khai; - Bản cam kết về việc mất GCN;

- Biên bản kiểm tra hiện trạng;

- Tờ trình của UBND xã, thị trấn nơi có đất. Tờ trình của UBND xã, thị trấn nơi có đất.

Hồ sơ được nộp tại UBND xã/thị trấn nơi có đất. UBND xã/thị trấn nơi có đất xem xét nguồn gốc đất, nhà ở và công trình trên đất xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, niêm yết công khai tại trụ sở UBND trong thời gian 15 ngày. Sau đó UBND xã/thị trấn nơi có đất lập Tờ trình kèm theo hồ sơ gửi UBND cấp huyện (qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện) đề nghị cấp GCN

 Quy trình thực hiện đăng kí cấp GCN

25 Hộ gia đình cá nhân: -nộp đơn -giấy tờ về quyền sử dụng đất UBND xã, thị trấn: -xác minh nguồn gốc đât, thời điểm -công khai kết quả, giải quyết kiến nghị VPĐK QSDĐ cấp Huyện: -thẩm tra xác minh thực địa -xác nhận điều kiện được chứng nhận -lập hồ sơ -trích lục bản đồ -trích sao địa

Cơ quan thuế:

-Xác minh và thông báo mức nghĩa vụ tài chính VPĐK QSDĐ cấp Huyện: -Chuyển hồ sơ cho phòng TNMT UBND xã, thị trấn:

-gửi thông báo nghĩa vụ tài

Phòng TN-MT: -Kiểm tra hồ sơ -trình UBND UBND huyện: -kí quyết địnhPhòng TN-MT: UBND xã, thị trấn: -giao quyết định -giao giấy chứng nhận QSDĐ bản chính VPĐK QSDĐ cấp huyện: -trao quyết định và giấy chứng

Sơ đồ 1.1: quy trình thực hiện đăng kí cấp giấy chứng nhận 1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở Việt Nam

Luật Đất đai 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 tại Kỳ họp thứ 6 khóa XIII, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, một mặt khẳng định quyền của Nhà nước, mặt khác quan tâm sâu sát tới quyền, lợi ích của các tầng lớp nhân dân, góp phần đảm bảo sự minh bạch, công khai và quản lý chặt chẽ hơn lĩnh vực liên quan đến hầu hết mọi người dân trên cả nước.

Theo số liệu kiểm kê từ tổng cục Quản lý đất đai và báo cáo về kết quả cấp giấy chứng nhận năm 2019 của Chính phủ trong công tác đăng ký đất đai, cấp GCN trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được trên 13 triệu giấy, với diện tích 7.524.600 ha đạt 82,4% so với diện tích cần cấp.

- Đất lâm nghiệp cấp trên 1 triệu giấy, với diện tích 8.707.400 đạt 66% so với diện tích cần cấp.

- Đất ở nông thôn cấp trên 10 triệu giấy, với diện tích 413.889 ha đạt 81,1% so với diện tích cần cấp.

- Đất ở đô thị cấp trên 3 triệu giấy, với diện tích 76.296 ha đạt 68,1% so với diện tích cần cấp.

- Đất chuyên dùng cấp trên 93 nghìn giấy, với diện tích 255.499 ha đạt 35,4% so với diện tích cần cấp.

- Đất cơ sở tôn giáo gấp trên 13 nghìn giấy với diện tích 5.586 ha đạt 42,5% so với diện tích cần cấp.

Nguyên nhân dẫn đến tiến độ xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm ở nhiều địa phương là: Thiếu về nhân lực; vướng mắc do nhiều xã chưa có bản đồ địa chính, biến động đất đai lớn nhưng thiếu kinh phí thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng nhận. Thêm vào đó cơ chế chính sách có nhiều điểm bất cập, chưa thuận lợi và tác động tích cực đến người dân xin cấp giấy. Mặc dù những năm gần đây Nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi người dân tiến hành làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận theo phương châm đơn giản hóa các thủ tục, giải quyết nhanh gọn, đúng luật, đúng trình tự, hạn chế tối đa việc đi lại của người dân. Xong theo khảo sát điều tra cho thấy hiện tại đa phần người dân làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận chủ yếu là do nhu cầu thiết yếu như: để thế chấp vay vốn; mua bán; cho tặng; thừa kế... còn lại những trường hợp khác không có nhu cầu xử lý vì chưa có tiền nộp các khoản thu. Có thể nói một trong những nguyên nhân chính trong cơ chế chính sách làm cản trở và chậm đến tiến độ xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay đó là về chính sách tài chính về nghĩa vụ đối với Nhà nước của người sử dụng đất.

Thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, trong thời gian qua, Bộ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong trên phạm vi cả nước. Đến nay, đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai. Đối với Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa, đến nay, đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa cho 9027 đơn vị cấp xã. Một số các tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng vẫn chưa vận hành cơ sở dữ liệu đất đai như: thành phố Yên Bái - Yên Bái, huyện Tân Lạc - Hoà Bình, huyện Lộc Bình - Lạng Sơn, thành phố Nam Định - Nam Định, thị xã Ba Đồn - Quảng Bình, thị xã Buôn Hồ - Đắk Lắk, thành phố Bạc Liêu - Bạc Liêu (Đào Thị Thúy Mai, 2012).

1.3.2. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở tỉnh Lai Châu và huyện Sìn Hồ

Theo Báo cáo tổng kết của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Sìn Hồ, tính đến ngày 31/11/2019 đã tiếp nhận 70.100 hồ sơ đã trao 67,723 giấy chứng nhận (còn 2.377 giấy chứng nhận chưa trao nguyên nhân chính là do người dân không đến nhận giấy chứng nhận và không thực hiện nghĩa vụ tài chính); trong đó: cấp cho đất sản xuất nông nghiệp là 50.317 giấy chứng nhận, cấp cho đất lâm nghiệp là 7.678 giấy chứng nhận, cấp cho đất nuôi trồng thủy sản là 60 giấy chứng nhận, cấp cho đất ở nông thôn là 10.642 giấy chứng nhận, cấp cho đất ở đô thị là 914 giấy chứng nhận, cấp cho đất chuyên dùng là 489 giấy chứng nhận. Ngoài ra, đăng ký biến động được cho 13.270 hộ gia đình, đăng ký giao dịch đảm bảo cho 51.135 hộ gia đình, cá nhân, chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân 31.952 hồ sơ, tách, hợp thửa đất cho các hộ gia đình cá nhân 11.425 hồ sơ, gia hạn cho các hộ gia đình

cá nhân 2975 hồ sơ, cấp đổi lại cho các hộ gia đình cá nhân 1236 hồ sơ.

Công tác đo đạc bản đồ địa chính theo dự án tổng thể: Thực hiện đo đạc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 22/22 xã, thị trấn thuộc địa bàn các huyện Sìn Hồ với diện tích 87536,40 ha; đăng ký kê khai được 78.603 hồ sơ, trong đó cấp mới 43.795 GCN, cấp đổi 34.808 GCN với diện tích cấp 83.145,36/87536,40 ha đạt 94,98% diện tích cần cấp.

Việc quản lý, sử dụng đất đúng mục đích gắn với quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp, góp phần sử dụng đất đai có hiệu quả, gia tăng năng suất và hình thành vùng sản xuất nông, lâm tập trung, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đồng thời, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là công tác dự báo phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bố trí quỹ đất phù hợp cho phát triển các ngành, lĩnh vực; cân nhắc về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất đai; phối hợp chặt chẽ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và có sự đồng bộ giữa các quy hoạch ngành; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai. Trong đó, tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai theo thẩm quyền, nhằm thống nhất và đồng bộ để tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và thực tiễn, ttác giả nhận thấy việc nghiên cứu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ giai đoạn 2017 - 2020 là rất cần thiết góp phần hoàn thiện quy trình, cơ chế, nhằm tăng

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ nói riêng, tỉnh Lai Châu và cả nước nói chung.

1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu có 12,14 km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Có toạ độ địa lý trong khoảng từ 22002' đến 22037' vĩ độ Bắc và từ 102056’ đến 103024’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp Trung Quốc và huyện Phong Thổ;

- Phía Nam giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) và huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên);

- Phía Tây giáp huyện Nậm Nhùn và thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên); - Phía Đông giáp TP Lai Châu, huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

Hình 1.1. Sơ đồ hành chính huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Nguồn: UBND huyện Sìn Hồ (2020) Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 21 xã). Huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia, đến tuyến phòng thủ phía Bắc của đất nước. Điều kiện phát triển kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, hạn chế so với các huyện khác trong tỉnh và vùng miền núi phía Tây Bắc (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

1.4.1.2. Địa hình và địa mạo

Huyện Sìn Hồ có địa hình rất phức tạp, mức độ chia cắt mạnh với 03 vùng khá rõ rệt:

- Vùng cao: Gồm 08 xã và 01 thị trấn (Làng Mô, Tủa Sín Chải, Tả Ngảo, Xà Dề Phìn, Tả Phìn, Phăng Xô Lin, Hồng Thu, Phìn Hồ và thị trấn Sìn Hồ) với độ cao từ 500-1800 m so với mực nước biển, riêng thị trấn Sìn Hồ ở độ cao 1.500 m. Địa hình phức tạp chủ yếu là các dãy núi đất, xen kẽ với các núi đá vôi với dạng địa chất caster hiểm trở, xen kẽ giữa những dãy núi cao là các dải thung lũng hẹp có độ dốc lớn là điều kiện để phát triển kinh tế rừng và

một số loại hoa, quả, cây dược liệu phục vụ du lịch sinh thái, điều dưỡng. - Vùng thấp: Gồm 11 xã (Ma Quai, Lùng Thàng, Nậm Tăm, Pa Khóa, Nậm Cha, Căn Co, Nậm Mạ, Noong Hẻo, Nậm Cuổi, Nậm Hăn, Pu Sam Cáp) độ cao của vùng tương đối thấp so với các khu vực khác trong huyện. Địa hình bị chia cắt mạnh, phổ biến là các dãy núi đất có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Xen kẽ những dãy núi là những thung lũng tương đối rộng và bằng phẳng, hệ thống sông suối nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Vùng biên giới và các xã dọc sông Nậm Na: Gồm 02 xã (Chăn Nưa, Pa Tần) là vùng có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ và là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, xong cũng là vùng có địa hình chia cắt mạnh có nhiều dãy núi cao và các khe suối sâu, có độ dốc lớn nên đất màu thường bị rửa trôi và có hiện tượng xói mòn mạnh, trong các tháng mùa mưa thường xảy ra hiện tượng lũ quét và lũ ống (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

1.4.1.3. Khí hậu

- Nằm ở độ cao trung bình trên 1500 m, khí hậu chung của cả huyện thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa.

+ Khu vực 08 xã vùng cao, thị trấn và 02 xã dọc sông Nậm Na có khí hậu ôn đới gió mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô hanh, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 16,70C. Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao khoảng 84,2%, lượng mưa bình quân từ 2.600-2.700mm/năm và phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng 6,7,8 về mùa đông thường xuất hiện mây mù và sương muối.

+ Khu vực 11 xã vùng thấp có khí hậu nhiệt đới, khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 25oC, lượng mưa trung bình khoảng 2.500 mm/năm, phân bố không đều trong năm, độ ẩm không khí trung bình khoảng 82%.

- Huyện Sìn Hồ có lượng mưa bình quân năm ở mức tương đối cao khoảng 2.604 mm/năm và phân bố không đồng đều giữa các vùng và các tháng trong năm. Lượng mưa của các xã vùng cao ở mức 2.600-2.700 mm/năm, lượng mưa ở các xã vùng thấp và 02 xã dọc sông Nậm Na ở mức 2.480-2.750mm/năm. Lượng mưa cao nhất là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm chiếm tới 70% lượng mưa trung bình của cả năm, các tháng còn lại chỉ chiếm khoảng 30%.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017 2020 (Trang 35)