Địa hình và địa mạo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017 2020 (Trang 43 - 44)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. K HÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ

1.4.1.2. Địa hình và địa mạo

Huyện Sìn Hồ có địa hình rất phức tạp, mức độ chia cắt mạnh với 03 vùng khá rõ rệt:

- Vùng cao: Gồm 08 xã và 01 thị trấn (Làng Mô, Tủa Sín Chải, Tả Ngảo, Xà Dề Phìn, Tả Phìn, Phăng Xô Lin, Hồng Thu, Phìn Hồ và thị trấn Sìn Hồ) với độ cao từ 500-1800 m so với mực nước biển, riêng thị trấn Sìn Hồ ở độ cao 1.500 m. Địa hình phức tạp chủ yếu là các dãy núi đất, xen kẽ với các núi đá vôi với dạng địa chất caster hiểm trở, xen kẽ giữa những dãy núi cao là các dải thung lũng hẹp có độ dốc lớn là điều kiện để phát triển kinh tế rừng và

một số loại hoa, quả, cây dược liệu phục vụ du lịch sinh thái, điều dưỡng. - Vùng thấp: Gồm 11 xã (Ma Quai, Lùng Thàng, Nậm Tăm, Pa Khóa, Nậm Cha, Căn Co, Nậm Mạ, Noong Hẻo, Nậm Cuổi, Nậm Hăn, Pu Sam Cáp) độ cao của vùng tương đối thấp so với các khu vực khác trong huyện. Địa hình bị chia cắt mạnh, phổ biến là các dãy núi đất có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Xen kẽ những dãy núi là những thung lũng tương đối rộng và bằng phẳng, hệ thống sông suối nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Vùng biên giới và các xã dọc sông Nậm Na: Gồm 02 xã (Chăn Nưa, Pa Tần) là vùng có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ và là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, xong cũng là vùng có địa hình chia cắt mạnh có nhiều dãy núi cao và các khe suối sâu, có độ dốc lớn nên đất màu thường bị rửa trôi và có hiện tượng xói mòn mạnh, trong các tháng mùa mưa thường xảy ra hiện tượng lũ quét và lũ ống (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017 2020 (Trang 43 - 44)