Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu năm 2020

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017 2020 (Trang 50)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. K HÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ

1.4.3. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu năm 2020

Hồ, tỉnh Lai Châu năm 2020

1.4.3.1. Tình hình quản lý đất đai

a. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời để kịp thời triển khai Luật Đất đai, huyện Sìn Hồ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai đến nhân dân, nhằm nâng cao ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật thông qua

chuyên mục phổ biến Luật Đất đai của Đài Phát thanh Truyền hình. Công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp được dư luận nhân dân đánh giá cao. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân SDĐ. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch thực hiện về quản lý đất đai, như: QH, KHSDĐ; đo đạc lập bản đồ địa chính; hạn mức giao đất ở, đất chưa sử dụng, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, diện tích tối thiểu được tách thửa; chính sách đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn; giá các loại đất và giá thuê đất, thuê mặt nước, các loại phí và lệ phí về đất đai, quy định hệ số điều chỉnh giá đất; cải cách thủ tục hành chính; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và một số chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy chế đấu giá quyền SDĐ.

Tóm lại, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường được UBND huyện Sìn Hồ quan tâm triển khai nghiêm túc, thực hiện theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại địa phương (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Việc xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính huyện Sìn Hồ đã được hoàn thiện trong quá trình thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), thực hiện Nghị định số 16/2004/NĐ-CP và Nghị định số 58/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc phân định địa giới hành

chính (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

c. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ QHSDĐ; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra, xây dựng giá đất

- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện thời gian qua nhìn chung đảm bảo các quy định kỹ thuật của quy phạm, đã cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai ở các địa phương.

- Xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ: Bản đồ hiện trạng SDĐ các cấp đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai (năm 1995, 2000, 2005, 2010, 2014 và 2019, 2020), trong đó riêng năm 2005 đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống bản đồ hiện trạng SDĐ cấp xã, huyện bằng công nghệ số. Đến nay trên toàn huyện đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính chính quy nên bản đồ hiện trạng đã xác định tương đối chính xác về vị trí, diện tích từng loại đất (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

d. Công tác QH, KHSDĐ

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác QH, KHSDĐ nên trong những năm qua việc lập QHSDĐ và KHSDĐ ở huyện đã từng bước được triển khai.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND huyện đã chỉ đạo tiến hành Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và lập KHSDĐ kỳ cuối 2016 - 2020 cho phù hợp các chỉ tiêu của Luật đất đai năm 2013 và phù hợp định hướng phát triển KTXH của huyện giai đoạn 2016 - 2020. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý và SDĐ đai, tạo điều kiện cho người SDĐ yên tâm đầu tư nhằm SDĐ có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.

Luật đất đai năm 2013 được triển khai thực hiện nề nếp. Căn cứ nhu cầu SDĐ của các cấp, các ngành, UBND huyện xây dựng KHSDĐ hàng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

e. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất của huyện cơ bản được triển khai theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, SDĐ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên, đúng trình tự pháp luật.

Việc thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân SDĐ vi phạm pháp luật và thực hiện các công trình dự án đảm bảo đúng quy định, tuy nhiên việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trọng điểm còn chậm, kéo dài chủ yếu là do đơn giá bồi thường về đất và tài sản trên đất theo quy định của tỉnh còn thấp, người dân không nhất trí đồng thuận (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

f. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện được thực hiện đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, quy định của UBND tỉnh và các quy định khác có liên quan (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

g. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (Vlap) tỉnh Lai Châu. Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày càng được quan tâm, góp phần đưa công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

h. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện công tác kiểm kê đất đai bảo đảm về thời gian và chất lượng quy định (kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm kê quỹ đất của tổ chức đang quản lý, sử dụng theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm kê đất đai năm 2010 theo Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm kê đất đai năm 2014 theo Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ); triển khai thực hiện kiểm kê đất đai năm 2019 theo Chỉ thị số 15/TT-TTG ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ (UBND huyện Sìn Hồ, 2020).

i. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Thực hiện Luật đất đai 2013, UBND huyện đã chỉ đạo Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2011-2020, UBND huyện đã thực hiện thanh tra công vụ đối với công chức địa chính môi trường tại một số xã trên địa bàn huyện từ đó chỉ ra các khuyết điểm, sai phạm trong công tác quản lý đất đai để chấn chỉnh khắc phục các sai phạm nhằm đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp đúng pháp luật (UBND

huyện Sìn Hồ, 2020).

1.4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 được thực hiện trên cơ sở kết quả thực hiện các công trình dự án đến ngày hết ngày 31/12/2020.

Chia ra các loại đất cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng

STT Mục đích sử dụng Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu(%)

1 Đất nông nghiệp NNP 75.099,50 49,18 2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.243,84 4,74 3 Đất chưa sử dụng CSD 70.356,76 46,08

Tổng cộng 152.700,10

Nguồn: UBND huyện Sìn Hồ (2020) a) Nhóm đất nông nghiệp: Tổng diện tích là 75.099,50 ha, chiếm 49,18% tổng diện tích tự nhiên gồm các loại đất:

- Đất trồng lúa: diện tích 5.639,56 ha chiếm 7,51% diện tích đất nông nghiệp;

- Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích 14.161,64 ha chiếm 18,86% diện tích đất nông nghiệp;

- Đất trồng cây lâu năm: diện tích 11.148,91 ha chiếm 14,85 diện tích đất nông nghiệp;

- Đất rừng phòng hộ: diện tích 36.415,73 ha chiếm 48,49 diện tích đất nông nghiệp;

- Đất rừng sản xuất: diện tích 7.528,97 ha chiếm 10,03% diện tích đất nông nghiệp;

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: diện tích 204,69 ha chiếm 0,27% diện tích đất nông nghiệp.

b) Nhóm đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích là 7.243,84 ha, chiếm 4,74% tổng diện tích tự nhiên gồm các loại đất:

- Đất quốc phòng: diện tích 53,07 ha, chiếm 0,73% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp.

- Đất an ninh: diện tích 1,75 ha, chiếm 0,02% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp;

- Đất thương mại dịch vụ: diện tích 1,31 ha, chiếm 0,02% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: diện tích 76,13, chiếm 1,05% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: diện tích là 1.380,79 ha chiếm 19,06% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: diện tích 1,04 ha chiếm 0,01% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất ở tại nông thôn: diện tích 450,81 ha chiếm 6,22% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất ở tại đô thị: diện tích 35,69 ha chiếm 0,49% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: diện tích 11,51 ha chiếm 0,16% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: diện tích 2,01 ha chiếm 0,03% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: diện tích 219,31 ha chiếm 3,03% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: diện tích 12,45 ha chiếm 0,17% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất sinh hoạt cộng đồng: diện tích 3,78 ha chiếm 0,05% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất cơ sở tín ngưỡng: diện tích 0,59 ha chiếm 0,01% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: diện tích 1.707,41 ha chiếm 23,57% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất mặt nước chuyên dùng: diện tích 3.268,27 ha chiếm 45,12% diện tích đất phi nông nghiệp;

- Đất phi nông nghiệp khác: diện tích 0,02 ha.

c) Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích là 70.356,76 ha, chiếm 46,08% tổng diện tích tự nhiên.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trên địa bàn huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu

- Về thời gian: Đề tài tiến hành thu thập số liệu thứ cấp giai đoạn 2017- 2020, số liệu sơ cấp thu thập năm 2020.

- Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu với đối tượng là Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2017 - 2020, thời điểm sau khi ban hành luật đất đai 2017.

2.2. Nội dung nghiên cứu

+ Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017 - 2020

- Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ giai đoạn 2017-2020

- Kết quả đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Sìn Hồ giai đoạn 2017-2020

2017-2020

+ Đánh giá của người dân, cán bộ về công tác cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ giai đoạn 2017 - 2020

- Mức độ công khai thủ tục hành chính

- Thái độ, mức độ hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận và trả kết quả - Thời gian thực hiện các thủ tục

- Các khoản lệ phí phải nộp

- Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân

- Đánh giá của cán bộ làm việc tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Sìn Hồ

- Đánh giá chung

+ Định hướng và đề xuất một số giải pháp

- Phương hướng, mục tiêu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu, số liệu có sẵn như: Số lượng sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyết định giao đất, các biểu số liệu thống kê, kiểm kê đất đai; số liệu giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức.

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ.

+ Phỏng vấn người dân: Để đánh giá khách quan thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ. Đề tài tiến hành lập và phát phiếu điều tra cho 90 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận trên địa bàn 3 xã được chọn làm điểm nghiên cứu. Đây là 3 xã, thị trấn đại diện cho toàn huyện về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể được chia ra tỷ lệ các hộ điều tra theo mức độ hoàn thành công tác cấp giấy như sau:

- Thị trấn Sìn Hồ là trung tâm kinh tế chính trị của huyện Sìn Hồ, là nơi có nhiều giao dịch diễn ra.

- Xã Nậm Cha là xã có dịch vụ thương mại phát triển.

- Xã Pa Tần là xã vùng sâu vùng xa, kinh tế chưa phát triển.

+ Phỏng vấn 13 cán bộ chuyên môn và chuyên gia: Để làm rõ những khó khăn, hạn chế, cũng như tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, đối tượng,… của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Đề tài

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017 2020 (Trang 50)