Giới thiệu về Tổng Công ty Viễn thông Viettel

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kênh phân phối của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 34 - 39)

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là một doanh nghiệp nhà nước lớn đã tạo ra sự phát triển bền vững trong nhiều năm nay, có đóng góp xuất sắc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục chìm trong suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề và đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vẫn tiếp tục kinh doanh hiệu quả, hoàn thành kế hoạch tăng trưởng doanh thu 28%, đạt trên 117.000 tỷ đồng - tăng 25% so với năm 2010. Với lợi nhuận gần 1 tỷ USD trong năm 2011, Viettel hiện xếp thứ 80 về doanh thu, nhưng chiếm vị trí thứ 30 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông toàn cầu. Năm 2012, doanh thu Viettel tiếp tục tăng trưởng 20% so với 2011, đạt 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 24.500 tỷ. Tại Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận đứng thứ 2 trong toàn bộ gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Năng suất lao động bình quân tại Viettel là 4,7 tỷ đồng/người/năm. Riêng việc kinh doanh dịch vụ di động tuy khai trương sau các nhà mạng lớn là Vinaphone và Mobifone (15/10/2004) nhưng đã đạt được những thành công rực rỡ. Cuối năm 2005 đã có trên 1,8 triệu thuê bao, đến 6/2006 là 4 triệu thuê bao; đến 05/04/2007 đạt 10 triệu thuê bao; đến 9/2007 hơn 16 triệu thuê bao; 3/2008 có gần 30 triệu thuê bao đăng ký; gần 12 triệu thuê bao Register; cuối 2008 có hơn 40 triệu thuê bao đăng ký, 16 triệu thuê bao Register, gần 22 triệu thuê bao phát sinh cước, cuối 2009 có hơn 31,78 triệu thuê bao phát sinh cước (chiếm > 40% thị phần) và đến T6/2013 tổng số thuê bao di động Viettel đã lên tới > 60 triệu thuê bao.

Những mốc son lịch sử của Tập đoàn trong quá trình hình thành và phát triển trải qua những giai đoạn sau:

- Ngày 1 tháng 6 năm 1989 Đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ

34

thông tin trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng. Đây là dấu son lịch sử đánh dấu sự ra đời, và ngày 01/6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Tập đoàn viễn thông quân đội.

- Tháng 7 - 1993, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định

388/HĐBT về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Công ty được tổ chức lại thành Công ty điện tử thiết bị thông tin. Ngày 27/7/1993, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 336/QĐ-QP (Do thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên ký) Thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Điện tử thiết bị thông tin, tên giao dịch là SIGENCO, trụ sở chính tại 16 Cát Linh, Hà Nội.

- Ngày 14/7/1995, trước yêu cầu phát triển của chiến lược viễn thông quốc gia,

được phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 615/QĐ- QP đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty Điện tử - viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL. (Lúc này cụm chữ chỉ có 01 chữ T). Từ đây danh từ Viettel đã chính thức trở thành tên và thương hiệu doanh nghiệp của Tổng công ty, từng bước để lại dấu ấn ngày càng đậm nét trong ngành bưu chính viễn thông cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của cả nước.

- Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 2078/QĐ-TTg về

việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Quyết định số 2079/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

- Ngày 17/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 753/QĐ-TTg về việc

tái cấu trúc Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Theo quyết định này thì Công ty Viễn thông Viettel sẽ tái cấu trúc thành Tổng Công ty Viễn thông Viettel, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Các dấu mốc phát triển các dịch vụ Bưu chính Viễn thông:

- 01/7/1997: Triển khai dịch vụ Bưu chính.

- 15/10/2000: Thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài 178, công nghệ VoIP.

- 09/10/2002: Khai trương dịch vụ Internet.

35

- 15/10/2004: Khai trương dịch vụ Điện thoại Di động.

- 2006: đầu tư sang Campuchia. 2007 đầu tư sang Lào.

- 03/2007: triển khai dịch vụ Điện thoại cố định không dây

- 19/2/2009: Khai trương dịch vụ Metfone tại Campuchia

- 16/10/2009: Khai trương dịch vụ Unitel tại Lào

- 3/2010: Khai trương dịch vụ 3G

- 9/2011: Khai trương dịch vụ tại Haiti

- 5/2012: Khai trương dịch vụ tại Mozambique

Là công ty con của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Viễn thông Viettel mang lại 60% doanh thu cho Tập đoàn.Với lợi thể vùng phủ rộng (với hơn 51.000 trạm BTS (2G và 3G), GPRS phủ toàn quốc). Kênh phân phối lớn nhất đến tận làng xã, cung cấp tới 100% người dân Việt Nam và đội ngũ gần 30.000 nhân viên địa bàn tại xã, phường trên cả nước. Ngành nghề kinh doanh doanh chính của Tổng Công ty là dịch vụ viễn thông bao gồm: Dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây; Dịch vụ Internet băng rộng (ADSL, FTTH, Wimax); Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt thuê kênh đường dài trong nước, thuê kênh quốc tế; Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN); Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm dịch vụ (DCOM 3G, Iphone, BlackBerry, Sumo…). Tổng Công ty cũng là đơn vị quản lý, kinh doanh phát triển dịch vụ cho hơn 60 triệu thuê bao di động Viettel.

Để đạt được những thành công trên, Tổng Công ty Viễn thông Viettel đã xây dựng mô hình tổ chức như sau:

- Xây dựng bộ máy Tổng Công ty VTT với trọng tâm là Bán hàng, thực hiện bán

các sản phẩm viễn thông và công nghệ thông tin.

- Tổng Công ty VTT là đơn vị đại diện duy nhất của Tập đoàn thực hiện nhiệm

vụ bán các sản phẩm dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin đến các đối tượng khách hàng tại thị trường Việt Nam.

- Hình thành bộ máy Tổng Công ty VTT với 3 chức năng chính: Nguyên cứu thị

trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tạo sản phẩm - Tổ chức bán hàng - và thực hiện các dịch vụ sau bán.

36

- Tổ chức chuyên sâu công tác bán hàng trên từng loại kênh để đảm bảo tính

xuyên suốt, thống nhất từ bộ máy VTT -> Tỉnh -> Huyện -> Xã.

- Tổ chức lực lượng nhân sự:

+ Cấu trúc lực lượng để VTT là Tổng Công ty bán hàng. Đổi mới bộ máy nhân sự, yêu cầu đảm bảo 50% lực lượng cán bộ quản lý và chuyên viên của VTT đã có kinh nghiệm thực tế từ Tỉnh và Thị trường về.

+ Tối ưu giảm nhân sự chính thức, chỉ duy trì Hợp đồng lao động chính thức với bộ máy quản lý và kiểm soát kênh cấp Huyện trở lên; thực hiện ký hợp đồng dịch vụ (CTV) đối với các lực lượng trực tiếp bán hàng tuyến xã

Mô hình tổ chức phân ra 2 lớp: Lớp Tổng Công ty và Lớp Chi nhánh Tỉnh/thành phố, trong mỗi Lớp lại tổ chức theo khối chức năng và phòng ban để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh:

- Lớp Tổng Công ty: được chia ra thành 6 khối và 26 phòng ban dựa theo nhiệm vụ chính của các đơn vị.

+ Khối kinh doanh: gồm 2 phòng

 Phòng nghiên cứu thị trường

 Phòng Kế hoạch Kinh doanh

+ Khối tạo sản phẩm: gồm 7 phòng

 Phòng Dịch vụ Di động

 Phòng Kinh doanh thiết bị đầu cuối

 Phòng Hợp tác CSP (Content Service provider)

 Trung tâm Thương mại điện tử

 Trung tâm Kinh doanh Vas

 Công ty Nội dung số Viettel

 Công ty Kinh doanh quốc tế

+ Khối bán hàng: gồm 7 phòng

 Phòng Kênh cửa hàng Viettel

 Phòng Kênh điểm bán

37

 Phòng Khách hàng doanh nghiệp

 Phòng Kênh Đại lý

 Phòng bán hàng trực tuyến

 Phòng Đảm bảo

+ Khối hỗ trợ, kiểm soát kinh doanh: gồm 6 phòng Nhóm hỗ trợ kinh doanh: 04 phòng

 Phòng Nghiệp vụ hệ thống

 Phòng Truyền thông

 Phòng Công nghệ thông tin

 Trung tâm đối soát

Nhóm kiểm soát – Chăm sóc khách hàng (CSKH): 02 phòng

 Phòng Chính sách chăm sóc khách hàng và kiểm soát chất lượng.

 Trung tâm Chăm sóc khách hàng Viettel

+ Khối chức năng: 04 phòng

 Phòng Tài chính

 Phòng Quản lý tài sản

 Ban quản lý kỹ thuật tòa nhà

 Phòng Kiểm soát nội bộ

- Lớp chi nhánh Tỉnh/Thành phố: được chia thành 2 khối là Khối kinh doanh Quản lý và Khối kỹ thuật, trong đó khối Kinh doanh Quản lý chịu sự điều hành của Tổng Công ty Viễn thông Viettel, còn khối Kỹ thuật chịu trách nhiệm điều hành của Tổng Công ty Viettel Network, chi tiết:

+ Khối kinh doanh Quản lý

 Ban kế hoạch kinh doanh:

 Các kênh bán hàng :Kênh đại lý, Kênh điểm bán, Kênh Cửa hàng Viettel,

Kênh Cộng tác viên , Kênh Bán hàng doanh nghiệp , Ban đảm bảo.

 Ban Chăm sóc khách hàng và bảo hành

 Phòng Tài chính

38

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kênh phân phối của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)