Chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động trong tình hình dịch covid 19 theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 32 - 33)

6. Bố cục bài viết

2.1.1. Chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động

Khi tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, các nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài đã ngừng cung ứng, ảnh hưởng quá trình sản xuất của NSDLĐ do thiếu nguồn nguyên liệu. Kết quả, có một số khâu trong chuỗi sản xuất phải dừng lại, một số khâu khác có thể tiếp tục làm việc, để không bị động hoàn toàn trong tình hình dịch khó khăn, NSDLĐ có thể chuyển những NLĐ có khâu công việc bị ảnh hưởng sang làm khâu công việc vẫn đang hoạt động khác. Căn cứ pháp lý áp dụng tại khoản 1 Điều 29 BLLĐ 2019, với lý do vì dịch bệnh nguy hiểm,mà thực hiện việc chuyển đổi53. Biện pháp này thể hiện việc sử dụng nguồn lao động linh hoạt, hiệu quả, giúp NSDLĐ giải quyết được bài toán khó “dư - thiếu” nhân công lao động giữa các bộ phận. Mặt khác, góp phần làm cho mối quan hệ giữa hai chủ thể trong quan hệ lao động trở nên gắn chặt hơn, vì khi gặp khó khăn nhưng NSDLĐ vẫn không chấm dứt quan hệ lao động với NLĐ, mà tiếp tục giữ lại, tạo công ăn việc làm cho họ, cùng nhau vượt qua giai đoạn này. Việc chuyển lao động như vậy còn mang lại lợi ích sau khi hết dịch, nguồn nguyên liệu đã có thể nhập về nước, quá trình sản xuất được tiếp tục, có khi phải hoạt động nhiều hơn. Lúc này, NSDLĐ

53Hướng dẫn tại Mục 3, Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25 tháng 03 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19. (Điều 31 BLLĐ 2012 nay Điều 29 BLLĐ 2019).

không cần phải tốn công sức tuyển dụng lại ban đầu, không mất thời gian để dạy việc lại, đây cũng có thể xem là một cách “dự trữ hàng hóa sức lao động”. Tuy nhiên, NSDLĐ cần lưu ý về giới hạn của thời gian luân chuyển. Không quá 60 ngày cộng dồn làm việc trong một năm, nếu vượt quá thời gian này phải có sự đồng ý bằng văn bản từ phía NLĐ. NSDLĐ phải báo trước ít nhất 3 ngày làm việc và thông báo rõ thời hạn làm việc tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe giới tính của NLĐ. Thêm vào đó, mức tiền lương trả cho NLĐ là mức lương của công việc mới, nếu thấp hơn mức lương cũ, thì giữ nguyên mức tiền lương công việc trước trong 30 ngày. Tiền lương công việc mới không được thấp hơn 85% tiền lương công việc cũ và mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định54. Theo kết quả khảo sát trên thì biện pháp chuyển NLĐ làm công việc khác với hợp đồng lao đồng

(hay là biện pháp sắp xếp lại lao động giữa các bộ phận )55được áp dụng nhiều hơn cả, vì đây là biện pháp mang lại kết quả tích cực cho NSDLĐ và NLĐ.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động trong tình hình dịch covid 19 theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)