Tiền lương và thời gian làm việc

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động trong tình hình dịch covid 19 theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 38 - 41)

6. Bố cục bài viết

2.1.5. Tiền lương và thời gian làm việc

Tiền lương dưới góc độ Luật lao động được hiểu là số tiền mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật69. Theo quy định tại Điều 90 BLLĐ 2019, “tiền lương là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận”. Tiền lương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với NLĐ, là nguồn thu nhập giúp họ duy trì cuộc sống và gia đình của mình, là yếu tố quan trọng trong việc thiết

67Điều 44 BLLĐ 2019.

68Khoản 6 Điều 42 BLLĐ 2019.

69Lưu Bình Nhưỡng (chủ biên),“Bình luận khoa học bộ Luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb. Lao động, Hà Nội-2015, tr.191.

lập quan hệ lao động, còn là mục tiêu quan trọng nhất để NLĐ hướng đến, phấn đấu trong cuộc sống. Để bảo vệ cho NLĐ chiếm số đông trong xã hội, Nhà nước đã quy định mức tiền lương tối thiểu của từng vùng70. Nhằm đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, quản lý NLĐ, và là một phần nằm trong chi phí sản xuất, nhân tố cấu thành giá cả hàng hóa, nên khoản tiền lương này do NSDLĐ quy định và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.Trong tình trạng khó khăn, hàng hóa bị ứ đọng, việc chi nhiều hơn thu, ảnh hưởng tiền lương trả cho NLĐ không được đầy đủ và trọn vẹn, có nhiều doanh nghiệp không còn sức để bám trụ trên thương trường, vì phải gánh nhiều chi phí. Để cứu nguy tình hình này, phần lớn NSDLĐ quyết định cắt giảm giờ làm và giảm chi phí lao động71(hình 1). NSDLĐ sẽ cắt giảm giờ làm theo cách thức như sau, chia ca làm việc thành các ca gãy (hay là xoay ca) như ca 1 từ 8h00 - 12h00, ca 2 từ 13h00 - 17h00, ca 3 từ 17h00 - 21h00, hoặc chia làm ca buổi sáng và ca buổi chiều, hoặc chia ngày làm theo ngày thứ chẵn và lẻ là hai, tư, sáu và ba, năm, bảy hoặc có thể sắp xếp một số bộ phận làm việc tại nhà, một số khác thì làm việc tại công ty. Căn cứ để thực hiện như vậy là do luật cho phép các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể sửa đổi hợp đồng nếu các bên thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi, NSDLĐ cần báo trước cho NLĐ trước ba ngày72 và NSDLĐ có quyền quy định thời gian làm việc theo ngày hoặc theo tuần, cần phải thông báo cho NLĐ biết về sự thay đổi này73. Bởi vì khi thời gian làm việc bị rút ngắn sẽ kéo theo tiền lương của NLĐ giảm, ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ. Khi phân chia nhỏ NLĐ làm việc như vậy, sẽ giảm thiểu được số NLĐ có mặt tại nơi làm việc, giữ khoảng cách an toàn giữa NLĐ với nhau. NSDLĐ có thể quy định giờ làm việc ít như vậy, là do pháp luật chỉ giới hạn thời gian làm việc không được vượt quá, chứ không giới hạn mức không được thấp hơn74. Trong trường hợp vì để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch NSDLĐ cũng có thể áp dụng cách phân chia thời gian làm việc như vậy, không nhất thiết là khi gặp khó khăn mới được phép thực hiện.

Dịch bệnh kéo dài và ngày càng nguy hiểm, một số doanh nghiệp phải dừng

70Xem thêm tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động.

71Chi phí lao động là các chi phí phát sinh từ khâu tuyển dụng, sử dụng, chấm dứt của doanh nghiệp, chi phí khâu sử dụng thường gặp là chi phí tiền lương, tiền công, chi phí đóng BHXH cho NLĐ. Tham khảo, “Cắt

giảm chi phí lao động trong doanh nghiệp”, nguồn:

http://www.ciem.org.vn/Content/files/VNEP/catgiamchiphil%C4%91.pdf,truy cập ngày 04/05/2021.

72Điều 33 BLLĐ 2019.

73Khoản 2 Điều 105 BLLĐ 2019.

sản xuất theo quy định của Chính phủ75. Hoặc do tác động trực tiếp từ dịch Covid- 19 đã khiến NLĐ ngừng việc như: “(i) lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) NLĐ phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (iii) NLĐ phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những NLĐ khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc”76.Theo hướng dẫn của Công văn NSDLĐ sẽ trả lương ngừng việc theo khoản 3 Điều 98 BLLĐ 2012 nay là khoản 3 Điều 99 BLLĐ 2019 đó là NSDLĐ vẫn phải đảm bảo tiền lương ngừng việc cho NLĐ trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức tối thiểu. Tuy nhiên từ ngày 15 trở đi, hai chủ thể được phép thỏa thuận ngừng việc không hưởng lương. Đây cũng là điểm mới của BLLĐ 2019, so với BLLĐ 2012, khi chỉ quy định một trường hợp hai bên được thỏa thuận về mức lương nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu77. Như vậy, dù cho có ngừng việc vì lý do kinh tế, hay vì lý do khách quan nghiêm trọng khác trong thời gian kéo dài thì phía NSDLĐ vẫn phải bảo đảm tiền lương cho NLĐ, việc quy định như vậy sẽ gây nên khó khăn cho NSDLĐ trong trường hợp kinh tế họ không đủ để chi trả cho NLĐ. Hướng quy định mới của BLLĐ 2019 đang góp phần bảo vệ quyền lợi NSDLĐ, giúp họ giảm bớt gánh nặng đặc biệt là khi đối mặt với tình hình dịch bệnh như hiện nay. Ngoài ra, khi ngừng việc mà nguyên nhân xuất phát từ lỗi của NLĐ thì NSDLĐ không phải trả tiền lương, ví dụ, trường hợp NLĐ phải cách ly, hay nhập viện để điều trị bệnh Covid- 19, dẫn đến việc họ phải dừng việc một khoảng thời gian, mà xuất phát từ nguyên nhân do họ đi đến vùng có dịch, hoặc không thực hiện biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Lúc này, NSDLĐ sẽ được phép loại trừ đi nghĩa vụ trả lương ngừng việc cho NLĐ, bởi vì do lỗi của NLĐ78.

Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì NSDLĐ và NLĐ có thể thỏa thuận để tạm hoãn thực hiện hợp đồng79.

75Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động, những cơ sở không thiết yếu khác phải dừng hoạt động thực hiện cách ly toàn xã hội .

76Mục 2 Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL.

77Khoản 3 Điều 98 BLLĐ 2012.

78Khoản 2 Điều 99 BLLĐ 2019, hướng dẫn tại Mục 1 Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL.

79Mục 3 Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL. Khoản 5 Điều 32 BLLĐ 2012 nay điểm h khoản 1 Điều 30 BLLĐ 2019.

Mở rộng, biện pháp ngừng việc có điểm giống với biện pháp tạm hoãn thực hiện hợp đồng đã phân tích phía trên. Cùng có hệ quả khi áp dụng sẽ dẫn đến quá trình thực hiện hợp đồng lao động bị gián đoạn trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, điểm khác biệt dễ thấy nhất là quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ, khi áp dụng biện pháp tạm hoãn thực hiện hợp đồng phía NSDLĐ sẽ không phải chi trả cho NLĐ một khoản lương, lợi ích nào cả. Ngược lại, khi áp dụng biện pháp ngừng việc, NLĐ có thể được nhận tiền lương đảm bảo ở mức tối thiểu trong 14 ngày, có thể coi như phần hỗ trợ cho NLĐ trong tình hình khó khăn như dịch bệnh chẳng hạn, còn từ sau khoảng thời gian này hai chủ thể có thể thỏa thuận ngừng việc không hưởng lương. Tùy vào tình hình tài chính của NSDLĐ ở thời điểm ra quyết định mà lựa chọn phương pháp để đảm bảo quyền lợi của mình và phía NLĐ. Vì trong tình huống này cả hai bên đều đang gặp khó khăn, và cần có sự san sẻ, hy sinh chút quyền lợi để cùng nhau vượt qua.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động trong tình hình dịch covid 19 theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)