6. Bố cục bài viết
2.1.9. Vay vốn ngân hàng
Khi cho NLĐ ngừng việc NSDLĐ vẫn phải bảo đảm tiền lương cho họ, để hỗ trợ cả hai chủ thể Chính phủ đưa ra mức lãi suất ưu đãi 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 BLLĐ 2019, trong thời gian từ ngày 01/05/2021 đến hết ngày 31/03/2022. NSDLĐ không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03 tháng.
100Mục 10 Phần 2 Nội dung hỗ trợ, Nghị quyết số 68/2021/NQ-CP.
101Mục 1 Phần 2 Nội dung hỗ trợ, Nghị quyết số 68/2021/NQ-CP.
102Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 05 năm 2020 của Chính phủ Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng103. Nghĩa là NSDLĐ sẽ được vay vốn với mức lãi suất 0% tối đa 12 tháng với số tiền vay tối đa( mức lương tối thiểu vùng trả trong 03 tháng) x (số NLĐ bị ngừng việc). Điều kiện là phải có sự ngừng việc liên tục 15 ngày trở lên trên thực tế và không có nợ xấu mới áp dụng chính sách hỗ trợ này.
Khi NSDLĐ phục hồi, tái sản xuất, Chính phủ cũng hỗ trợ vốn với mức lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm, mục đích vay là để trả lương cho NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia BHXH bắt buộc, điều kiện NSDLĐ không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ đang làm việc theo hợp đồng lao động theo thời gian trả lương thực tế tối đa 03 tháng, nghĩa là (mức lương tối thiểu vùng) x (số NLĐ làm việc theo hợp đồng và đang tham gia BHXH bắt buộc) x (3 tháng). Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng104.