Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động trong tình hình dịch covid 19 theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 36 - 38)

6. Bố cục bài viết

2.1.4. Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

Khó khăn do dịch bệnh gây ra, ngoài việc đối mặt, thích nghi ứng phó, thì chúng ta không còn cách nào khác để vượt qua cơn khủng hoảng này. Khi thời thế thay đổi, đặc biệt là tình hình kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các doanh nghiệp không thể bảo thủ, cố chấp giữ nguyên mô hình hoạt động như từ trước đến giờ. Vì vậy, họ phải linh hoạt, quyết liệt trong việc hoạch định lại kế hoạch kinh doanh, mô hình quản trị,… Khi thay đổi cơ cấu, công nghệ, mô hình công ty không còn quy mô như trước, kéo theo đó nhu cầu sử dụng lao động giảm. Pháp luật cho phép NSDLĐ có thể chấm dứt hợp đồng với NLĐ trong trường hợp như vậy. Đây cũng là một trong những biện pháp mà NSDLĐ có thể áp dụng trong tình hình dịch Covid-19.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ 2019, những trường hợp giảm lao động với lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ là “thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ; thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm”. Thay đổi cơ cấu tổ chứclà việc NSDLĐ sẽ tiến hành đánh giá, xem xét lại bộ máy làm việc của mình, quyết định cắt giảm, nhập, tách, thành lập thêm các phòng ban mới, giúp doanh nghiệp có cơ hội đánh giá ưu và khuyết điểm của nguồn nhân lực để phát huy, khắc phục, giúp bộ máy tinh gọn, được vận hành trơn tru, hiệu quả hơn. Tổ chức lại lao động là trường hợp tách, sáp nhập doanh nghiệp, rà soát nguồn nhân lực, sau đó ra quyết định giữ, chấm dứt hợp đồng với ai, nhằm tăng năng suất lao động.Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ, khi NSDLĐ muốn giảm chi phí nhân công như: bảo hiểm, tiền lương, trợ cấp,… và tăng năng suất lao

động, sẽ tiến hành chuyển đổi máy móc, áp dụng quy trình sản xuất sang hướng hiện đại nhằm đổi kịp xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, khi mọi thứ bắt đầu số hóa, tự động, con người ít tham gia vào quá trình làm việc. Cuối cùng là trường hợp

Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm, là việc thay đổi ngành kinh doanh hoặc

sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, khi nền kinh tế bị tác động, nhu cầu đối với hàng hóa có thể bị dịch chuyển, như trong tình hình dịch Covid-19, người dân có nhu cầu cao đối với các thiết bị y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ, nước khử trùng,… thể hiện qua số lượng khẩu trang nước ta xuất khẩu tính đến cuối tháng 4/2020 là 415 triệu chiếc63, có nhiều chủ doanh nghiệp chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Việc thay đổi sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán doanh thu. Khi thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm như vậy NLĐ có thể không còn phù hợp với yêu cầu công việc nữa, nên sẽ rơi vào trường hợp cắt giảm nhân công.

Trường hợp chấm dứt hợp đồng vì lý do kinh tế bao gồm, “khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế”64. Pháp luật hiện hành chưa có giải thích nào liên quan khủng hoảng hay suy thoái kinh tế, theo định nghĩa thông thường suy thoái là 2 quý liên tiếp (6 tháng) kinh tế tăng trưởng âm, còn về khủng hoảng kinh tế thì không có định nghĩa cụ thể, nhìn chung khi một quốc gia trải qua giai đoạn kinh tế xuống dốc trong nhiều năm thay vì vài quý thì đó chắc chắn là khủng hoảng65. Từ định nghĩa trên, khi áp vào tình hình kinh tế Việt Nam sẽ thấy không thỏa mãn. Mặc dù dịch Covid-19 gây suy thoái nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã chống dịch hiệu quả, các chỉ số kinh tế có lúc giảm đi, có lúc tăng nhẹ, vẫn chưa đến mức âm và kéo dài trong vài tháng, vì dịch ở nước ta bùng lên từng đợt rồi hạ xuống, không kéo dài liên tục như các quốc gia, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,… Kinh tế Việt Nam vẫn đang dần hồi phục và tăng trưởng66, do vậy NSDLĐ không thể cắt giảm NLĐ vì lý do kinh tế khủng

63Ngọc An, “Sôi động xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế”, nguồn: https://tuoitre.vn/soi-dong-xuat-khau- khau-trang-do-bao-ho-y-te-20200606215053382.htm,truy cập ngày 07/05/2021.

64Khoản 2 Điều 42 BLLĐ 2019.

65 Phúc Long, “Đại dịch COVID-19 gây suy thoái hay khủng hoảng kinh tế thế giới?”, nguồn: https://tuoitre.vn/dai-dich-covid-19-gay-suy-thoai-hay-khung-hoang-kinh-te-the-gioi-

20200401110816013.htm, truy cập ngày 12/04/2021.

66 Trung Hưng, “Kinh tế Việt Nam dự báo tăng mạnh trở lại trong năm 2021-2022”, nguồn:

https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/kinh-te-viet-nam-du-bao-tang-manh-tro-lai-trong-nam-2021-2022- 643775/,truy cập ngày 07/05/2021.

hoảng hay suy thoái trong tình hình dịch bệnh.Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế, NSDLĐ sẽ thực hiện trong trường hợp Đảng và Chính phủ đưa ra đề án tái cơ cấu nền kinh tế khi bị khủng hoảng, suy thoái hoặc khi thực hiện cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việc NSDLĐ chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp trên, hệ quả có thể có nhiều NLĐ bị mất việc, do vậy khi thực hiện phía NSDLĐ cần xây dựng dự thảo phương án sử dụng lao động, thống nhất ý kiến trong nội bộ ban quản trị của doanh nghiệp. Sau đó tổ chức đối thoại với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có) như công đoàn, tổ chức của NLĐ. Khi NSDLĐ và tổ chức đại diện thống nhất được ý kiến, NSDLĐ thông báo phương án sử dụng lao động công khai đến NLĐ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua67. Việc cho thôi việc với NLĐ chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện NLĐ đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho NLĐ68. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp không có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, thì phương án sử dụng lao động làm thế nào mới có thể được thông qua và đến tay NLĐ, và nếu không trao đổi với tổ chức này thì NSDLĐ có thể cho NLĐ thôi việc được hay không, hiện tại pháp luật chưa quy định cụ thể trường hợp này. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ cần ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với từng NLĐ, vì văn bản này là căn cứ xác lập thời điểm chấm dứt quan hệ lao động của đôi bên và là điều kiện để đôi bên giải quyết các thủ tục liên quan khác, như tranh chấp, khởi kiện, tiền lương,…

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động trong tình hình dịch covid 19 theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)