Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động trong tình hình dịch covid 19 theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 34 - 36)

6. Bố cục bài viết

2.1.3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ bị đình trệ trong thời gian dài bởi dịch bệnh. Kinh tế bị thâm hụt, do gánh các chi phí sản xuất phát sinh thêm, hàng hóa không bán, xuất khẩu được, nhân công không có việc làm, buộc họ phải thu hẹp phạm vi sản xuất, hoặc đóng cửa cơ sở. Vì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp cũng như NLĐ khác, NSDLĐ phải đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ không cần sử dụng đến. “Đơn phương” có tính chất của một bên, không có sự thỏa thuận hoặc sự tham gia của bên kia58. Khi sử dụng quyền lợi này NSDLĐ không cần thỏa thuận hay sự đồng ý từ phía NLĐ. Căn cứ rõ ràng mà NSDLĐ có thể áp dụng để đơn phương chấm dứt hợp đồng trong tình hình dịch bệnh, được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36, BLLĐ 2019, “do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc”.Khác với BLLĐ 2012, lần sửa đổi mới này các nhà lập pháp đã liệt kê cụ thể các trường hợp được xem làlý do bất khả kháng vào ngay trong điều luật, không còn quy định, hướng dẫn tại Nghị định59như trước đây. Tạo điều kiện thuận lợi cho người áp dụng, thi hành pháp luật dễ dàng nắm bắt các quy định. NSDLĐ khi không còn khả năng, nhu cầu thuê NLĐ có thể lấy căn cứ vì tình hình dịch Covid-19 nguy hiểm hoặc do thu hẹp sản xuất. Khi áp dụng NSDLĐ cần phải

57Khoản 2 Điều 30 BLLĐ 2019.

58Chu Thị Bích Thu (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb. Tp.Hồ Chí Minh, tr. 311.

59Khoản 2 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Bộ luật Lao động.

chứng minh “đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc”, chẳng hạn đã vay vốn ngân hàng để duy trì sản xuất, chuyển NLĐ sang làm công việc khác,… nhưng khó khăn vẫn không được giải quyết. Việc quyết định chấm dứt hợp đồng với NLĐ đồng nghĩa với việc họ sẽ bị mất việc làm, có khi thất nghiệp trong một khoảng thời gian dài vì dịch bệnh rất khó tìm việc, ảnh hưởng đến đời sống gia đình, việc học hành của con cái của họ, nếu việc chấm dứt liên quan đến nhiều NLĐ thì sẽ ảnh hưởng đến xã hội. Vì vậy, buộc NSDLĐ phải chứng minh rõ đã cố gắng hết sức nhưng không thể cứu vãn tình hình và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là biện pháp “không còn cách nào khác, đành phải thực hiện”. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại không căn cứ nào để quyết định NSDLĐ đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục hay chưa, nên việc áp dụng sẽ gặp nhiều lúng túng và bất cập trên thực tế.

Để bảo vệ NLĐ, trong những trường hợp họ đang gặp khó khăn thì NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, pháp luật quy định như sau

“NLĐ ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này; NLĐ đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được NSDLĐ đồng ý; NLĐ nữ mang thai; NLĐ đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi”60. Vận dụng vào tình hình thực tế, trong trường hợp NLĐ, hay khu nhà NLĐ đang ở phải cách ly theo chỉ thị của Bộ Y tế, hoặc trong thời gian điều trị do nhiễm Covid-19, NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với họ vì thuộc căn cứ NLĐ ốm đau đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Vì vậy NSDLĐ cần chú ý để không vi phạm.

Ngoài ra, NSDLĐ cần phải chú ý nghĩa vụ thông báo “ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng hoặc trường hợp chấm dứt vì lý do tại điểm b khoản 1 Điều 36 Luật này”61. Như vậy, khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do dịch bệnh hay thu hẹp sản xuất, NSDLĐ vẫn phải tuân thủ khoảng thời gian trên, không thuộc

60Điều 37 BLLĐ 2019.

trường hợp được miễn hay giảm thời gian thông báo. Áp dụng vào thực tế sẽ gặp trở ngại ở điểm, tại giai đoạn khó khăn NSDLĐ muốn chấm dứt hợp đồng ngay để giải thoát cho NLĐ, và các nghĩa vụ tài chính đang gánh vác, nhưng “phải đợi” một khoảng thời gian có khi hơn một tháng thì mới có thể thực hiện được quyền này. Khi đó, mục đích của việc thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền lợi cho một bên chủ thể khi gặp những hoàn cảnh khó khăn nhất định không thể thực hiện hợp đồng62, đã không được phát huy.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động trong tình hình dịch covid 19 theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)