5. Kết cấu đề tài
1.2.4.1. Nhân tố bên ngoài
a. Chính sách của Nhà nước
Chính phủ và trực tiếp Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia giám sát quản lý chặt chẽ hoạt động của Ngân hàng do tính chi phối nền kinh tế của nó. Tùy thuộc vào tình
hình phát triển chung mà Ngân hàng Nhà nước sẽ có các chính sách thắt chặt hay nới
lỏng tiền tệ. Khi Ngân hàng Nhà nước thặt chặt tiền tệ, Ngân hàng sẽ buộc phải huy động các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn của Ngân hàng Nhà nước và điều chỉnh chính sách kinh doanh của mình và ngược lại, lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm,
việc huy động vốn trở nên dễ dàng do chính sách nới lỏng tiền tệ.
Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các bộ ban ngành
khác như luật đất đai, luật thuế, luật nhà ở, luật doanh nghiệp... cũng ảnh hưởng gián
tiếp tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
b. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
Quá trình phát triển của nền kinh tế đi song song với quá trình phát triển của hệ
thống Ngân hàng. Nền kinh tế phát triển sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và khả năng
hoạt động của Ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng kéo theo hàng loạt các nhu cầu mới được tăng lên như nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến công nghệ, nâng cao tính năng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, nhu cầu thanh toán v.. .v.. Những
Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì người dân cũng có xu hướng lạc quan hơn và họ tăng nhu cầu gửi tiền do họ có lòng tin về sự phát triển. Ngược lại, khi nền
kinh tế nghèo nàn, an ninh chính trị bất ổn, người dân có xu hướng thu mình và rút toàn bộ tài sản về tích trữ hoặc chuyển đổi loại hình tài sản thay vì tin tưởng gửi vào Ngân hàng. Nền kinh tế phát triển cũng tạo đà để thị trường tài chính trở nên sôi động
và Ngân hàng có thể huy động vốn dễ dàng thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có sự tham gia của nhiều loại hình Ngân
hàng mới và các tổ chức phi Ngân hàng như công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ tiết kiệm, theo đó là xu hướng cạnh tranh ngày càng tăng giữa các Ngân hàng và
giữa Ngân hàng với các tổ chức kinh tế tài chính khác.
c. Mức độ tiết kiệm trong nền kinh tế
Nguồn tiền gửi trong dân là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn, có tính ổn định và dài hạn. Lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể tăng phụ thuộc vào thu nhập cao hay thấp của người dân. Khi người dân đạt được những nhu cầu cơ bản và thu nhập bình quân của họ ổn định thì lượng tiền tiết kiệm tăng lên với tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do lúc này những nhu cầu thiết yếu của họ đã được đáp ứng và họ dư một lượng tiền khá lớn. Tuy nhiên, lúc này người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn đối với khoản tiền tiết kiệm của mình bên cạnh việc gửi chúng vào Ngân hàng do mức lãi suất tiết kiệm là tương đối thấp và nhiều nguyên nhân khác. Vậy thì, để thu hút được nguồn tiền tiết kiệm trong dân, các Ngân hàng Thương mại cần phải nâng cao năng lực phân tích nhu cầu của người dùng và đáp ứng họ với những chính sách phù hợp để đảm bảo quy mô và cơ cấu nguồn vốn của mình.
Một nguồn huy động đáng chú ý khác là nguồn tiền tiết kiệm của các tổ chức kinh tế- xã hội. Họ gửi nhờ Ngân hàng để đảm bảo vấn đề quản lý, an ninh, ký quỹ, thanh toán... Những nguồn này thường có thời hạn ngắn nhưng lượng tiền rất lớn và chi phí huy động khá rẻ. Quan trọng là Ngân hàng đáp ứng được các nhu cầu thanh toán, tài trợ vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp v...v.. thì sẽ dễ dàng có thể thu hút được
nguồn vốn này.
d. Các nhân tố vĩ mô khác
- Lạm phát - tỷ giá: việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá thời điểm
trước. Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng
tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng
hóa hơn so với trước đó. Việc này vô hình chung ảnh hưởng đến quyết định của người dân về việc cất giữ nguồn vốn của họ bằng cách nào để tạo khả năng sinh lời cao nhất
- Ổn định chính trị: Với vai trò là mạch máu của quốc gia, người dân rất quan tâm đến khả năng điều tiết và an toàn vốn của Ngân hàng, các nhà đầu tư cũng rất cẩn trọng khi lựa chọn môi trường phù hợp. Thực tế khi có thông tin thất thiệt về khả
năng hoạt động yếu kém của Ngân hàng hay Ban lãnh đạo Ngân hàng, sẽ gây hoang mang cho khách hàng và Ngân hàng sẽ mất lòng tin với khách hàng, khách hàng thông tin cho nhau và tác động mang tính dây truyền, mang tính số đông, đồng loạt bảo nhau đi rút tiền Ngân hàng, từ đó sẽ làm Ngân hàng mất khả năng thanh toán. Hoạt động huy động vốn sẽ đạt khả năng thấp và ngược lại
1.2.4.2. Nhân tố từ phía Ngân hàng
a. Uy tín Ngân hàng
Yêu cầu đầu tiên đối với đơn vị lưu trữ tiền tệ là an toàn và đây cũng là yếu tố then chốt quyết định khi lựa chọn Ngân hàng của các cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội. Uy tín là một dạng tài sản vô hình quý giá mà các Ngân hàng phải mất rất nhiều công sức và chi phí để tạo dựng. Việc nghiên cứu tâm lý khách hàng để có những chiến lược phù hợp và thu hút những đối tượng khách hàng phù hợp đã khó, việc giữ
chân họ trở thành khách hàng lâu dài còn khó hơn và nó phụ thuộc vào mức độ uy tín của Ngân hàng đó. Ban đầu, để đánh giá một Ngân hàng có đủ uy tín hay không, khách hàng thường đánh giá qua các tiêu chí: thâm niên hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn v..v...
b. Chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất của Ngân hàng phải đảm bảo linh hoạt, hấp dẫn và cạnh tranh so với mặt bằng chung, nhưng vẫn cần bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận.Việc này đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên của Ngân hàng đối với tình hình biến động lãi suất trên thị trường và ngay trên khu vực hoạt động để đưa ra mức lãi suất hợp lý nhất. Hiện tượng chạy đua lãi suất và hút vốn về Ngân hàng bằng mọi giá đã từng xảy ra nhiều lần và gây hại nhiều hơn lợi, cái hại về tính ổn định và khả năng thanh khoản của Ngân hàng trong tương lai nhiều hơn so với cái lợi ngắn hạn về lợi nhuận. Để đối phó với tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước đã có những yêu cầu về trần lãi suất huy động nhằm bình ổn lượng tiền trong thị trường, đảm bảo sức mạnh tài chính của hệ thống Ngân hàng.
c. Mạng lưới hoạt động
Như đã phân tích, Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng. Một trong những yếu tố nhận diện doanh nghiệp có phát triển hay không được đánh giá qua số lượng cửa hàng mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm, số lượng đại lý ký gửi của doanh nghiệp, độ bao phủ các
sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này tuân theo quy luật cung cầu rất
tự nhiên, theo đó nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp càng cao thì vòng quay mua
hàng càng lớn, người dân sử dụng sản phẩm dịch vụ với mật độ dày đặc và tất yếu sẽ
yêu cầu về sự thuận tiện trong giao dịch ở những điểm chốt gần nhất. Ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật này. Một Ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, địa điểm thuận lợi nơi dân cư có thu nhập cao thường có nhiều cơ hội thu hút được nhiều nguồn vốn hơn so với những Ngân hàng có mạng lưới nhỏ hẹp, địa điểm không thuận lợi. (Tô Ngọc Hưng, 2009, tr.61).
d. Chính sách sản phẩm
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của khách hàng càng đa dạng và yêu cầu
riêng về các món tiền cũng có sự phân tách, có người cần cất giữ lâu dài để đảm bảo an toàn, nhưng cũng có người thì không. Vai trò của Ngân hàng hiện nay không còn là một kênh đầu tư an toàn tuyệt đối thống trị mà còn vô số các kênh đầu tư khác cho
người tiêu dùng lựa chọn khi tích trữ số tiền nhàn rỗi của mình. Cuộc chạy đua lãi suất hiện nay đã được thay thế bằng cuộc chạy đua về sản phẩm dịch vụ. Các Ngân hàng liên tục đua ra các sản phẩm dịch vụ tài chính với độ chính xác, tiện lợi và nhanh
chóng rất cao.
e. Chính sách Marketing
Các hoạt động Marketing giúp Ngân hàng đưa hình ảnh và thông điệp mà họ muốn truyền tải tới tận tay khách hàng. Việc này là một trong những khâu quan trọng
để tăng cường lượng vốn huy động theo đúng nhu cầu cần có của Ngân hàng. Với số
lượng hàng nghìn dịch vụ cũng như hàng trăm sản phẩm của mỗi Ngân hàng như hiện
nay, công tác marketing đảm bảo tốt việc nhắm trúng đích cho một vài sản phẩm, một vài chiến dịch tùy vào điều kiện thực tế cụ thể tới một vài nhóm khách hàng phù
hợp.
Ở thời đại số, khách hàng có nhiều nguồn thông tin tham khảo hơn bao giờ hết và họ có nhiều sự lựa chọn hơn so với trước, đồng nghĩa với việc họ chủ động thu nạp thông tin nào cần thiết và thông tin nào không phù hợp với họ. Thông qua những
chính sách Marketing phù hợp, Ngân hàng có thể gửi tới khách hàng đầy đủ thông tin để họ lựa chọn và gợi ý cho họ những quyết định gửi tiền sẵn trước khi họ liên lạc trực tiếp với Ngân hàng. Cùng với việc phân loại các nhóm khách hàng mục tiêu và kèm với đó là những chương trình phù hợp, như chương trình khuyến mãi với những khách hàng mới, chương trình ưu đãi cho những khách hàng thân thiết khi muốn tăng lượng tiền gửi, chương trình tri ân dành cho những khách hàng trung thành đã gắn bó lâu dài với Ngân hàng v...v... quá trình huy động vốn trở thành một vòng xoay tự động và việc này giảm thiểu rất nhiều chi phí hút nguồn vốn mới của Ngân hàng.
f. Trình độ công nghệ
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là điều kiện cần thiết để Ngân hàng có thể
khai thác và phát triển các sản phẩm mới cũng như đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị sản phẩm, quản trị khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thông công nghệ thông tin ngoài việc đáp ứng nhu cầu phục vụ nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng còn phải đáp ứng yêu cầu bảo mật,
truyền tải dữ liệu chính xác. Rất nhiều Ngân hàng mất một lượng khách hàng cực lớn
và giảm thiểu uy tín khi hệ thống thông tin có vấn đề, khách hàng gặp khó khăn trong
việc giao dịch hoặc tệ hơn là họ bị mất tiền trong tài khoản. Với số lượng khách hàng
lớn như hiện tại, Ngân hàng hoàn toàn dựa phần lớn vào hệ thống thông tin công nghệ
để kiểm soát và đưa ra những kết quả chính xác nhất với thực tế và cũng xử lý các vấn đề dựa trên hệ thống này. Dòng chảy tiền của Ngân hàng có tuần hoàn hay không,
khách hàng có ở lại lâu dài với Ngân hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của hệ thống công nghệ thông tin mà Ngân hàng đang triển khai. Đây là
khu vực quan trọng mà Ngân hàng đầu tư nhiều công sức để liên tục đổi mới và duy trì ở mức tốt nhất.
g. Trình độ nhân viên.
Toàn bộ hệ thống nhân viên chính là bộ mặt của Ngân hàng, mang thông điệp mà Ngân hàng muốn truyền tải tới khách hàng. Một người nhân viên ân cần, niềm nở, thông minh, xử lý công việc chính xác chắc chắn sẽ tạo ấn tượng rất sâu đậm và cảm giác an toàn cho khách hàng, tạo sự gắn kết lâu dài giữa Ngân hàng và khách hàng. Chính bản thân nhân viên khi thông hiểu văn hóa của Ngân hàng mình cũng tự
truyền cảm hứng cho chính họ, cho đồng nghiệp để công việc vận hành một cách trôi
chảy và thành công. Những nhân viên được đào tạo trong môi trường Ngân hàng thân
thiện, lành mạnh, có nhiều phẩm chất tốt đẹp ngược lại cũng sẽ gắn bó lâu dài với Ngân hàng, tạo nên nhiều giá trị tăng thêm cho chính Ngân hàng đó. Ngược lại, nhân
Tên tác giả Tên công trình Kết quả nghiên cưu
này vô hình chung làm tăng đáng kể chi phí huy động vốn.
Trong khuôn khổ đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh ”, tác giả chỉ tập trung đi sâu và phân tích các nhân tố bên trong Ngân hàng. Bởi lẽ các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới tất cả các Ngân hàng chứ không chỉ riêng
Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng.