5. Kết cấu đề tài
1.2.5. Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan
Đường Thị Thanh Hải (2018), Nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng,
Tạp chí tài chính tháng 06/2018. Tài liệu đề cập thẳng đến bốn vai trò quan trọng của
huy động vốn là quy mô vốn Ngân hàng, tăng sự chủ động trong kinh doanh, nâng cao vị thế trong ngành và quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Đồng thời tác giả chỉ rõ các nhân tố bên ngoài tác động vào khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng như những nhân tố thuộc về chính các Ngân hàng: Chiến lược kinh doanh,
chất lượng dịch vụ, chính sách lãi suất, áp dụng khoa học công nghệ vào khâu thanh toán, marketing, thâm niên và uy tín của Ngân hàng.
Nguyễn Thị Lệ Thủy (2019), Nâng cao khả năng hoạt động marketing trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. Luận văn thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh từ các tài liệu nội bộ Ngân hàng trong giai đoạn 2011-2017, đưa ra nhận định về vai trò của marketing, đánh giá khả năng hoạt động marketing trong công tác huy động vốn. Từ đó tác giả gợi ý những giải pháp marketing nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn khả năng.
Bùi Thị Tuyết Nhung (2017), Phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ tài chính Ngân hàng. Luận văn tập trung phân tích về dịch vụ của Ngân hàng Công Thương trong giai đoạn 2007-2011, so sánh với các Ngân hàng trong ngành. Luận văn đưa ra các giải pháp tập trung vào các vấn đề phát
triển hơn nữa các dịch vụ hiện có, áp dụng dịch vụ mới phù hợp, dịch vụ nào nên tập
trung phát triển và dịch vụ nào chưa cần tập trung. Các nhóm giải pháp đưa ra dựa trên việc phân tích nhu cầu của khách hàng là người dân Việt Nam.
Mohamad Sayuti Md. Saleh (2017), Bank Selection Criteria in a Customers’ Perspective, Tạp chí khoa học Business and Management. Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng. Công trình nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu rất chi tiết, công phu và sử dụng phương pháp định lượng để đưa ra kết quả cuối cùng
Lenka, U., Suar, D., và Mohapatra (2009), Service quality, customer satisfication, and customer loyalty in Indian commercial banks, Tạp chí khoa học Entrepreneurship. Bài nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung nghiên cứu nhân tố chất
lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng và niềm tin của khách hàng đối với các Ngân hàng thương mại ở Ấn Độ.
Lenka, U., Suar, D., và Mohapatra (2009)
Service quality, customer satisfication, and
customer loyalty in Indian commercial banks
Bao gồm 8 nhân tố ảnh hưởng
Mohamad Sayuti Md. Saleh (2017)
Bank Selection Criteria in
a Customers’ Perspective
Bao gồm 6 nhân tố ảnh hưởng
Đường Thị Thanh Hải (2018)
Nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng, Tạp chí tài chính tháng 06/2018
Bao gồm 7 nhân tố ảnh hưởng
BIÊN PHỤ THUỘC
BIÊN ĐỘC LẬP
Khả năng huy động vốn
Hình 1.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu những cơ sở lý luận, nội dung cơ bản liên
quan đến NHTM nói chung cũng như đã nghiên cứu các phương thức tạo lập vốn, các hình thức huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM. Nhũng nội dung này liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng, giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về cơ sở lý luận để từ đó nêu ra được những phương pháp và mô hình sử dụng trong bài viết ở chương 3, cũng là để cho chúng ta có thể lựa chọn được những phương pháp phù hợp nhất, có tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần làm cho bài báo cáo thêm sức thuyết phục và hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm Lenka, U., Suar, D., và Mohapatra (2009); Mohamad Sayuti Md. Saleh (2017) và Đường Thị Thanh Hải (2018) đưa ra mô hình nghiên cứu như sau: