5. Kết cấu đề tài
4.3. Một số kiến nghị
Có thể thấy rõ ràng NHTM có 2 hoạt động căn bản nhất là huy động vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn là điều kiện cần để đảm bảo cho các hoạt động khác. Một Ngân hàng có nguồn vốn phong phú, dồi dào sẽ có khả năng cung cấp nhiều các dịch
vụ sản phẩm, có điều kiện để mở rộng mạng lưới, nâng cao công nghệ, nâng cao chất
lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh, tăng uy tín,
vị thế của Ngân hàng trên thị trường tài chính.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, Chi nhánh còn gặp phải các hạn chế như:
• Vốn huy động chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh cũng như sự dồi dào của thị trường tiền tệ ở Tp. Hồ Chí Minh
• Chi phí huy động vốn còn cao • Cơ cấu vốn chưa hợp lý
• Thị phần của Ngân hàng còn hạn hẹp, sức cạnh tranh chưa lớn.
Chưa chú trọng tới chính sách marketing trong Ngân hàng và phát triển dịch vụ
Ngân hàng điện tử và Ngân hàng bán lẻ trên thị trường Tp. Hồ Chí Minh.
Tóm lại, qua sự phân tích trên, hy vọng một số vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn tại VietinBank Tp. Hồ Chí Minh đã được làm rõ. Thực trạng huy động vốn
tại Ngân hàng đã cho thấy dù đã đạt được một số thành tự đáng ghi nhận nhưng ngânhàng vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế trong công tác huy động vốn. Vì vậy, một số giải pháp trên xin được đề xuất nhằm góp phần để tăng cường hoạt động huy động vốn trong tương lai.
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
NHNN là cơ quan xây dựng chính sách tiền tệ để Quốc hội thông qua, ban hành
các văn bản pháp lý để quản lý hoạt động của các NHTM. Vì thế, NHNN cần: • Xây dựng một chính sách tiền tệ linh hoạt, thích hợp với từng thời kỳ.
• Nên tăng cường sử dụng các công cụ tác động gián tiếp thay vì tác động trực tiếp đến thị trường. Cần nghiên cứu tăng cường các loại hàng hoá trên thị trường mở,
tiến hành hướng dẫn các cán bộ nhân viên các NHTM cũng như các tổ chức tín dụng
khác về nghiệp vụ thị trường mở, khuyến khích họ tham gia vào thị trường. G30. • Đối với các công cụ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM như
điều chỉnh hợp lý, tránh tình trạng tăng quá đột ngột sẽ đẩy nhiều Ngân hàng có mức
dự trữ vượt mức thấp vào tình cảnh thiếu vốn trầm trọng.
• Nên thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, tạo điều kiện cho hoạt động Ngân hàng lành mạnh, ổn định, bền vừng.
• Phát triển thị trường liên Ngân hàng.
Để có thể áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào hoạt động Ngân hàng thì cũng đòi hỏi các NHTM phải liên kết với nhau thành một mạng lưới. Đó chính là thị trường
liên Ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì hoạt động huy động vốn trở thành một vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Trong chương
4 này, tác giả đã khái quát về định hướng của VietinBank Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai, từ đó có thể nêu bật lên được các giải pháp nhằm nâng cao và phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Cũng trong chương này tác giả cũng đã nêu ra những hạn chế trong bài viết của mình và kiến nghị một vài nét cơ bản đối với chi
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang từng ngày đổi mới và phát triển để bắt nhịp với những thay đổi của nền kinh tế thế giới. Tình hình kinh tế trong nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên các hoạt động của các ngân hàng. Trong các nghiệp vụ của ngân hàng thì huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng với vai trò thiết lâp và cân đối vốn, là điều kiện cần để có thể tăng trưởng hoạt động và nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Nhận được tầm quan trọng của vốn và việc huy động vốn nên các ngân hàng rất chú trọng vào nghiệp vụ này. Để tạo được sự khác biệt cho chính ngân hàng
mình và góp phấn phát triển chung của nền kinh tế, VietinBank Tp. Hồ Chí Minh đã không ngừng nổ lực trong mọi hoạt động của ngân hàng.
Qua quá trình phân tích và tìm hiểu các hoạt động của VietinBank Tp. Hồ Chí Minh, tác giả đã cho thấy được sự quan tâm và đầu tư đến nguồn vốn chủ yếu là từ nguồn tiết kiệm của dân cư. Chi nhánh cũng có nhiều chính sách ưu đãi mở rộng hoạt
động, có chiến lược để xâm lược vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài để thu hút thêm nguồn vốn, làm tăng thêm doanh số cho các hoạt động trong thanh toán quốc tế và chủ động hơn về ngoại tệ... Có thể nói, hoạt động kinh doanh của VietinBank Tp. Hồ Chí Minh luôn đạt được những chỉ tiêu đặt ra, có hiệu quả trong công tác phát triển chung và ngày càng mở rông quy mô của ngân hàng.
Những năm vừa qua, ngân hàng VietinBank nói chung và VietinBank Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách từ những biến động của nền kinh tế và đã đạt được những thành quả đáng được khích lệ. Có thể thấy được điều đó qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước. Tất cả điều đó là nhờ những cố gắng, nhiệt tình và tâm huyết trong công việc của mỗi cán bộ nhân viên chi nhánh và sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, bài nghiên cứu còn cho thấy những khó khăn, tồn tại cần được khắc phục để ngày càng đưa chi nhánh
vươn lên là chi nhánh ưu tú của ngân hàng cũng như đóng góp vào những thành công
của ngân hàng trong tương lai.
Đối với hoạt động huy động vốn, bài nghiên cứu của tác giả đã phân tích và làm
rõ về ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng huy động vốn. Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy nhân tố tâm lý là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng huy động vốn
và các nhân tố liên quan khác. Tác giả cũng đã đề cập đến những giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh. Từ đó ngân hàng có thể nắm bắt được ý kiến và quan điểm của khách hàng để có thể đưa ra những phương thức phục vụ khách hàng phủ hợp nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.
2. Lê Thị Thu Hằng, 2012. Nghiên cứu hành vi gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân. Luận văn Tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Đường Thị Thanh Hải, 2018. Nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng, Tạp chí tài chính tháng 06/2018, tr.29-30.
4. Tô Ngọc Hưng, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: NXB Lao
động- Xã Hội.
5. Nguyễn Thị Hường, 2012. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Lạng Sơn. Luận
văn Thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Kiều, 2017. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Hà Nội: NXB Tài
chính.
7. Tô Kim Ngọc, 2005. Lý thuyết tiền tệ- Ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê. 8. Ngân hàng TMCP Công Thương 2018, 2019, 2020. Báo cáo tài chính các năm 2018, 2019, 2020. Tp. Hồ Chí Minh.
9. Ngân hàng TMCP Công Thương 2018, 2019, 2020, Báo cáo thường niên các
năm 2018, 2019, 2020. Tp. Hồ Chí Minh.
10. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, 2018, 2019, 2020. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2018, 2019, 2020. Tp. Hồ Chí Minh.
11. Bùi Thị Tuyết Nhung, 2017. Phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Công Thương
Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Hà Nội: NXB Lao Động.
13. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê. 14. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu SPSS.
TP.Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.
15. Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2019. Nâng cao khả năng hoạt động marketing trong
công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh
Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tiếng Anh
1. Lenka, U., Suar, D., and Mohapatra, P. K, 2009. Service quality, customer satisfication, and customer loyalty in Indian commercial banks, Journal of Entrepreneurship. 18(1), P.47-64.
2. Mohamad Sayuti Md. Saleh, M.R ,2017. Bank Selection Criteria in a Customers’ Perspective, IOSR Journal of Business and Management. 7(6), P.15-20